Quan niệm của chủ nghĩa MácLênin về dân chủ

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 132)

+ Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, bất công.

+ Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung”.

Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những tập đoàn người này là đã loại trừ hay hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác. Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. Điều này là tất yếu cho mọi chế độ dân chủ, kể cả chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

+ Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng. Theo V.I.Lênin “dân chủ là bình đẳng. Rõ ràng là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để dành quyền bình đẳng có một ý nghĩa rất lớn, nghĩa là phải hiểu bình đẳng cho đúng, hiểu theo nghĩa xóa bỏ giai cấp”.

Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế độ nhà nước, pháp luật và cũng từ khi xã hội có giai cấp, dân chủ được thực hiện dưới hình thức mới – hình thức nhà nước với tên gọi là “chính thể dân chủ” hay “nền dân chủ”.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 132)