III. NHỮNG CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
2. Phạm trù cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
a. Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:
Trong thế giới vật chất có vô vàn các sự vật, hiện tượng, tồn tại riêng biệt, có tên gọi riêng, nhưng giữa chúng cũng có những mặt giống nhau. Ví dụ: đồng, vàng, bạc, sắt, khc nhau về tính chất hóa, lý cũng như hình thức, nhưng giữa chúng lại có những thuộc tính giống nhau như dẫn điện, dễ dát mỏng. Hoặc cây thuộc họ lương thực như lúa, khoai, bắp, rất khác nhau nhưng lại có thuộc tính chung là dinh dưỡng, hoặc các nước Mỹ, Anh, Tây Ban Nha là những nước tư bản khác nhau, nhưng lại có những nét giống nhau: bóc lột, hiếu chiến. Từ đó suy ra:
- Cái riêng là một khái niệm dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng một quá trình riêng lẻ nhất định.
- Cái chung là một khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không chỉ có ở một sự vật, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
- Ngoài ra còn có khái niệm “cái đơn nhất”. Tức là phạm trù dùng để chỉ một sự vật mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng khác.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung :
vĩnh viễn, cái riêng chỉ là tạm thời. Ví dụ: cây xoài là chỉ một sự vật cụ thể, nó có quá trình sinh ra, tồn tại trưởng thành rồi mất đi, nhưng khái niệm chung về cái cây thì tồn tại mãi mãi. Từ đó ông đi đến kết luận, cái chung sinh ra cái riêng. Ngược lại Can - tơ lại cho rằng, cái riêng mới là có thực, cái chung chỉ là cái tên trống rỗng, do con người tưởng tượng đặt ra.
Các quan niệm trên đều sai lầm, họ đã tách rời cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung và ngược lại, trên cơ sở kế thừa phát triển chọn lọc thành tựu của các khoa học, phép biện chứng duy vật khẳng định cái riêng và cái chung đều có thật, tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, và được thể hiện ở những mặt sau đây:
- Thứ nhất, cái chung tồn tại được là nhờ có mối liên hệ với cái riêng và phải thông qua cái riêng mới biểu hiện sự tồn tại của mình. Ví dụ: kim loại có thuộc tính chung là dẫn điện, nhưng dẫn điện lại phải thông qua đồng, vàng, bạc, sắt. Hoặc cây thuộc họ lương thực có thuộc tính chung là dinh dưỡng, nhưng chất dinh dưỡng phải thông qua cây lúa, cây bắp, cây khoai thì người ta mới biết được chúng có chứa các chất dinh dưỡng gì? Hoặc đặc điểm chung và nỗi bật của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, hiếu chiến, nhưng bóc lột, hiếu chiến phải thông qua hành vi của từng nước cụ thể là Mỹ, Anh, Tây Ban Nha. Hoặc người Việt Nam có đức tính cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh, nhưng cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh chỉ bộc lộ thông qua từng con người cụ thể thì mới có thể biết được hành vi anh hùng. Như vậy, rõ ràng cái chung là có thực, cái chung không phải tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng thì mới biểu hiện được mình.
- Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung. Ví dụ: đời sống kinh tế mỗi gia đình Việt nam ngày càng khá lên (là cái riêng), nhưng mỗi gia đình đó lại không thể tách ra khỏi các chính sách kinh tế - xã hội và phải chịu sự quản lý của xã hội. Như vậy, không có cái riêng nào tồn tại mà không liên hệ với cái chung.
- Thứ ba, cái riêng là toàn bộ, do đó nó mang tính trọn vẹn, còn cái chung chỉ là bộ phận do đó nó mang tính phong phú là ở chỗ mà cái khác không thể có được. Ví dụ, vàng có giá trị lớn, dễ dát mỏng, dẫn điện tốt hơn. Còn dẫn điện chỉ là bộ phận, một thuộc tính mà kim loại nào cũng có, nó mang tính sâu sắc là vì nó gắn liền với bản chất của sự vật, là cái quy định phương hướng tồn tại, phát triển của sự vật.
- Thứ tư, cái chung và cái riêng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật: ví dụ: sáng kiến phát minh là của một cá nhân nhưng khi đã mang ứng
dụng thì nó lại trở thành cái chung hoặc vi rút cúm gà chỉ lây qua gia cầm lông vũ, nhưng nó đã biến thể thành vi rútt H5N1 và thích ứng với môi trường và nó đã trở thành một dạng vi rút mới.
c. Ý nghĩa: làm việc gì cũng vậy phải biết kết hợp lợi ích của cái chung và cái riêng một cách hài hòa hợp lý thì sự vật mới phát triển được. Nếu quá đề cao cái chung thì sẽ trở thành giáo điều, siêu hình không thực tế và không thấy được tính đa dạng phong phú của cái riêng còn quá đề cao cái riêng thì sẽ trở nên hẹp hòi ích kỷ cá nhân cục bộ.