1. Nội dung của qui luật giá trị
Theo yêu cầu của qui luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó, khi trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Do đó, qui luật giá trị đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh giá cả của thị trường, và chỉ thông qua giá cả lên xuống của thị trường, người ta mới thấy được sự hoạt động của qui luật giá trị, sự tác động của chúng làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó. Sự vận động giá cả của hàng hóa trên thị trường xoay quanh trục giá trị, đó chính là cơ chế hoạt động của qui luật giá trị, và thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà qui luật giá trị phát huy những tác dụng của nó trong nền sản xuất hàng hóa.
2. Tác dụng của qui luật giá trị
Trong sản xuất, thoạt nhìn bề ngoài hình như mỗi người tự quyết định mình sản xuất cái gì theo ý muốn, không bị ràng buộc. Thật ra, mọi hoạt động của họ trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông đều bị qui luật giá trị chi phối dưới các hình thức sau đây:
a. Điều tiết sản xuất: ngành sản xuất nào đó thu lợi nhuận cao, người sản xuất sẽ tăng
qui mô, và những người sản xuất khác cũng đổ xô vào ngành đó, kết quả là tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành này tăng lên. Ngược lại, nếu cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, sản xuất lỗ vốn, người sản xuất phải thu hẹp qui mô hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành khác có giá cả hàng hóa cao hơn.
b. lưu thông hàng hóa: Trên thị trường lưu thông hàng hóa vận động theo xu hướng
người ta di chuyển hàng hóa từ nơi hàng hóa có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao hơn.
c. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. lượng sản xuất xã hội phát triển.
Để giành lợi thế trong cạnh tranh, buộc người sản xuất phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt hàng hóa do mình sản xuất sao cho bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội. Điều này kích thích người sản xuất luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất lao động.
d. Phân hóa người sản xuất, xã hội có kẻ giàu người nghèo
Quá trình giành lấy lợi thế trong cạnh tranh và theo đuổi lợi nhuận tất yếu dẫn đến kết quả là: người sản xuất nào có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức quản lý tốt sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó đã giàu lên. Ngược lại, sẽ bị thua lỗ, dẫn tới phá sản và trở thành người làm thuê.
Chương V
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ