CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 110 - 113)

1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. nước.

a. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:

Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản độc quyền Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, là khuynh hướng tất yếu. Do những nguyên nhân sau đây:

Một là, Tích tụ và tập trung tư bản tăng dẫn đến sự ra đời của các tổ chức kinh tế lớn,

đòi hỏi phải có sự điều tiết, can thiệp mạnh mẽ của nhà nước. Nói cách khác, lực lượng sản xuất phát triển mang tính xã hội hóa cao dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mạng tính chất tư nhân TBCN, do đó tất yếu phải có sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất, từ đó CNTB độc quyền nhà nước ra đời.

Hai là, Phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, dẫn đến hình thành một số

ngành mà các tổ chức độc quyền tư nhân, không muốn đầu tư và phát triển do vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, ít lợi nhuận như: nghiên cứu vũ trụ, khoa học cơ bản, giao thông, năng lượng…từ đó đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà nước, hình thành các tổ chức kinh tế của nhà nước trong các ngành trên, làm cho CNTB độc quyền nhà nước ra đời.

Ba là, sự chi phối và thống trị của các tổ chức độc quyền tư nhân, đã dẫn đến mâu thuẫn

gay gắt giữa giai cấp tư sản với vô sản và các tầng lớp nhân dân, đòi hỏi nhà nước phải can thiệp thông qua những hình thức như: nâng cao phúc lợi xã hội, điều tiết thu nhập, trợ cấp thất nghiệp…để xoa dịu những mâu thuẫn.

Bốn là, Sự bành trướng và phát triển của các liên minh độc quyền quốc tế, đã dẫn đến

nhứng mâu thuẫn và xung đột giữa các nước tư bản với nhau, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền quốc tế với các nước. Do đó, phải có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Ngoài ra, do mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau dẫn đến những cuộc chiến tranh thế giới, đồng thời để chống lại ảnh hưởng của phong trào XHCN, mở đầu là cách mạng Tháng Mười Nga, từ đó đòi hỏi phải tăng cường sự can thiệp và điều tiết của nhà nước, dẫn đến sự ra đời của CNTB độc quyền nhà nước.

b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Nếu nói ngắn gọn thì CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân, với sức mạnh của nhà nước tư sản, hình thành một thiết chế và thể chế thống nhất, nhằm phục vụ trước hết lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.

Nói cụ thể, CNTB độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của CNTB nói chung và CNTB độc quyền nói riêng. Nó là sự thống nhất của ba quá trình: Tăng cường sức mạnh cho các tổ chức độc quyền; tăng cường vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế; kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước, trong đó nhà nước bị chi phối và phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền tư nhân.

Trong giai đoạn CNTB độc quyền nhà nước, nhà nước tư bản đã trở thành một nhà tư bản khổng lồ, sở hữu những doanh nghiệp lớn, góp vốn cổ phần vào các tập đoàn tư bản, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, thuê mướn và bóc lột lao động làm thuê…Tuy nhiên, ngoài chức năng của nhà tư bản, nhà nước tư sản có có chức năng chính trị, sử dụng các công cụ bạo lực để trấn áp xã hội, đồng thời thực hiện một số chức năng xã hội để xoa dịu mâu thuẫn.

Như vậy, CNTB độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội trong giai đoạn CNTB độc quyền, chứ không phải là một chính sách nhất thời.

Như chúng ta biết, bất kỳ một nhà nước nào cũng đều có vai trò kinh tế nhất định, song do có sự khác nhau về bản chất của mỗi một chế độ xã hội và sự phát triển ở từng giai đoạn, mà nhà nước có vai trò kinh tế khác nhau. Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, nhà nước ít can thiệp vào kinh tế, chủ yếu sử dụng cộng cụ luật pháp và thuế, đến giai đoạn CNTB độc quyền và độc quyền nhà nước, nhà nước không chỉ can thiệp sâu vào các họat động kinh tế, điều tiết các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, đồng thời còn nắm giữ và chi phối khu vực kinh tế của nhà nước.

Tóm lại: CNTB độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất TBCN trong giai đoạn độc quyền nhằm xoa dịu những mâu thuẫn, thích nghi với điều kiện mới, đồng thời duy trì sự tồn tại của CNTB.

2. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

CNTB độc quyền nhà nước ra đời đã dẫn đến tình trạng: Một số cá nhân, hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng, hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng.

Sự kết hợp về nhân sự còn được thực hiện thông qua các Hội chủ doanh nghiệp, các hội này nắm trong tay nguồn lực kinh tế lớn, từ đó chi phối, chính sách kinh tế và đường lối chính trị có lợi cho các tổ chức độc quyền và các tập đoàn tư bản tài chính lớn. Trong một số giai đoạn vai trò của các hội này rất lớn, mà người ta gọi chúng là: Quyền lực thực tế đằng sau quyền lực chính quyền, chính phủ đằng sau chính phủ.

Thông qua các Hội chủ doanh nghiệp, mà các tổ chức độc quyền đưa người vào trong bộ máy của nhà nước, nắm giữ các chức vụ quan trọng, đồng thời nhà nước cũng “cài” người vào trong các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ chính thức hoặc danh dự, từ đó trở thành người đỡ đầu cho các tổ chức độc quyền, cứu nguy cho các tập đoàn tư bản khi cần thiết. Sự kết hợp và xâm nhập này, phản ánh sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền với bộ máy của nhà nước.

Ngày nay sự kết hợp về nhân sự được thực hiện qua việc các tập đoàn tư bản tài chính, tài trợ tiền cho các nghị sĩ, hoặc ứng cử viên tổng thống khi tranh cử, từ đó sẽ chi phối các nhân vật này sau khi trúng cử.

b. Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời và phát triển thì sở hữu nhà nước cũng đựơc tăng cường. Sở hữu nhà nước độc quyền là sở hữu của tập thể giai cấp tư bản độc quyền, nó ủng hộ và phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền. Sở hữu độc quyền nhà nước không chỉ tăng về quy mô, mà còn kết hợp với sở hữu độc quyền tư nhân, để tăng thêm sức mạnh về kinh tế.

Sở hữu độc quyền nhà nước bao gồm: Tài nguyên, bất động sản, động sản, những doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ vốn 100% hoặc vốn của nhà nước chi phối, ngân sách nhà nước, các lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng như giao thông, năng lượng, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế…

Sở hữu độc quyền nhà nước được hình thành dưới các hình thức: nhà nước xây dựng các doanh nghiệp bằng 100% vốn ngân sách của nhà nước; mua lại các doanh nghiệp của tư nhân khi làm ăn thua lỗ; góp vốn cổ phần vào trong các doanh nghiệp của tư nhân; liên doanh, liên kết với nước ngoài…

Sở hữu độc quyền nhà nước có chức năng và nhiệm vụ:

Một là, mở rộng quy mô sản xuất của chủ nghĩa tư bản độc quyền, tạo điều kiện cho sự phát triển của CNTB. Chức năng này được thể hiện thông qua việc nhà nước đầu tư phát ở các lĩnh vực mà tư nhân không không có khả năng đầu tư, không muốn đầu tư, hoặc đầu tư không hiệu quả.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức độc quyền tư nhân đầu tư vào những ngành có hiệu quả. Hỗ trợ các tổ chức độc quyền khi gặp khó khăn.

Ba là, sở hữu độc quyền nhà nước là chỗ dựa về kinh tế của nhà nước, để điều tiết các hoạt động kinh tế, tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, chống đỡ khủng hoảng và đảm bảo lợi ích cho các tập đoàn tư bản tư nhân.

Sở hữu độc quyền nhà nước biểu hiện ra bên ngoài như là sở hữu “ có tính xã hội”, nhưng thực chất vẫn là sở hữu tư nhân TBCN, sở hữu nhà nước vẫn phục vụ quyền lợi cho các tập

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w