VI. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GÍA TRỊ THẶNG DƯ
a. Tư bản thương nghiệp:
*Tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản :
Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa.
Công thức vận động của tư bản thương nghiệp : T – H – T’
Công thức này giống công thức chung của tư bản, tuy nhiên nó chỉ giới hạn trong lĩnh vực lưu thông. Ở công thức này, tư bản thương nghiệp thay mặt người mua ứng tư bản tiền tệ để mua hàng hóa của nhà tư bản công nghiệp. Tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận trong quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp được tách ra, có nhiệm vụ chuyển hàng thành tiền (H’ – T’), nó chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông và không mang hình thái tư bản sản xuất.
Tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản được tách ra từ tư bản công nghiệp do sự phát triển của phân công lao động xã hội, nhưng với chức năng chuyên môn riêng nên tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc, vừa độc lập với tư bản công nghiệp. Sự ra đời và phát triển của tư bản thương nghiệp đã làm cho lưu thông hàng hóa thuận lợi, thị trường mở rộng, tốc độ chu chuyển của tư bản tăng lên và từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung.
Hoạt động của tư bản thương nghiệp, nếu gạt đi những chức năng khác liên quan như: bảo quản, đóng gói, chuyên chở, mà chỉ giới hạn ở chức năng chủ yếu là mua và bán, thì không tạo ra gía trị cũng như gía trị thặng dư. Nó chỉ làm nhiệm vụ thực hiện gía trị và gía trị thặng dư và góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển sản xuất và tái sản xuất TBCN. Tuy không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng nó vẫn tham gia vào quá trình phân chia gía trị thặng dư, dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp trên thực tế là chênh lệch giữa gía bán và gía mua. Nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hóa thấp hơn gía trị và khi bán thì họ bán đúng với gía trị của hàng hóa, nhưng vẫn có được lợi nhuận do tư bản công nghiệp chuyển nhượng cho.
Ví dụ : Một nhà tư bản công nghiệp có lượng tư bản ứng trước (k) là 900 đơn vị tiền tệ (đvtt); với tỷ lệ c/v = 4/1, như vậy sẽ có: 720c +180v; giả sử m’ =100%, thì tổng gía trị hàng hóa sẽ là :
720c + 180v + 180m = 1080 đvtt
Nếu tư bản công nghiệp trực tiếp bán hàng hóa đúng với giá trị, thì họ sẽ thu được toàn bộ 180m và tỷ suất lợi nhuận công nghiệp sẽ là:
180đvtt
P’CN = --- x 100% = 20% 900đvtt
Gỉa sử nhà tư bản công nghiệp không bán hàng hóa mà chuyển cho tư bản thương nghiệp bán hàng hóa và tư bản thương nghiệp ứng ra 100 đvtt tư bản để mua từng phần hàng hóa của tư bản công nghiệp. Như vậy, tổng tư bản ứng ra là 900 đvttt + 100 đvtt = 1000 đvtt . Tỷ suất lợi nhuận bình quân của tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp sẽ là :
180
P’chung = --- x 100% = 18% 900 + 100
Theo tỷ suất lợi nhuận chung này thì lợi nhuận mà nhà tư bản công nghiệp và thương nghiệp thu được là:
PCN = 900đvtt x 18% = 162đvtt PTN = 100đvtt x 18% = 18đvtt
Như vậy, nhà tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với gía là: 900đvtt + 162đvtt = 1062đvtt. Nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa cho người tiêu dùng theo đúng gía trị hàng hóa, tức là: 1062đvtt + 18đvtt = 1080đvtt. Chênh lệch giữa gía bán và gía mua chính là lợi nhuận thương nghiệp (phần chênh lệch này còn gọi là chiết khấu thương nghiệp).
Vậy lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất, mà nhà tư bản công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp, do bán hàng hóa cho nhà tư bản công nghiệp.
Ngoài ra, tư bản thương nghiệp còn thu được lợi nhuận cao hơn do đầu cơ để nâng giá bán, hoặc bán cao hơn giá trị thực của hàng hóa.