Khái niệm tôn giáo

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 148)

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

a. Khái niệm tôn giáo

Chủ nghĩa Mác – Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Trong tác phẩm

Chống Đuyrinh, Ph. Ăngghen đã viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phán ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. C. Mác và Ph. Ăngghen còn cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hóa, lịch sử; một lực lượng xã hội, trần thế”.(C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập-1994, tập 20, tr.437)

Tôn giáo có nguồn gốc từ sự bất lực và sự sợ hãi của con ngưòi trước sức mạnh của giới tự nhiên. Ngoài ra trong xã hội có giai cấp, tôn giáo còn bắt nguồn từ sự áp bức bóc lột giai cấp.

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội.

Theo C. Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” ( Sđd, tập 1,tr.570)

Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý của con người. Trong hệ thống những lời răn dạy của giáo lý tôn giáo cũng có những điều góp phần hướng con người đến những việc thiện, tránh điều ác.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w