SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 116 - 120)

1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó

a. Khái niệm giai cấp công nhân

Mác-Ăngghen dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân giữa thế kỷ XIX như: giai cấp vô sản, giai cấp hoàn toàn chỉ dựa vào bán sức lao động của mình, giai cấp lao động làm thuê ở thế kỷ XIX; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp công nhân đại công nghiệp … Những thuật ngữ này đều đồng nghĩa để biểu thị khái niệm giai cấp công nhân. Dù tên gọi có khác nhau nhưng nhìn chung, theo cách diễn đạt của Mác và Ph.Ăngghen, giai cấp công nhân có hai đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, xét về phương thức lao động, giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện

đại và xã hội hóa cao. Đây là đặc trưng cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ, với những người thợ trong công trường thủ công.

Thứ hai, xét về địa vị trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. ( Đây là đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản, vì vậy C.Mác và Ph.Ăngghen thường sử dụng khái niệm giai cấp vô sản).

Ngày nay với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự phát triển của khoa học – công nghệ, giai cấp công nhân đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ của C.Mác, cụ thể như sau:

- Bên cạnh bộ phận công nhân của nền công nghiệp cơ khí, đã xuất hiện bộ phận công nhân trong nền công nghiệp tự động hóa, do áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất.

- Xuất hiện bộ phận công nhân dịch vụ gắn với nền sản xuất công nghiệp và hoạt động theo lối công nghiệp.

- Giai cấp công nhân có trình độ mọi mặt ngày càng cao, ngày càng có nhiều người thuộc tầng lớp trí thức tham gia vào đội ngũ công nhân, nên bộ phận công nhân bán sức lao động bằng trí óc ngày càng tăng, do đó, giá trị thặng dư do giai cấp công nhân làm ra cho nhà tư bản ngày càng nhiều.

- Một số công nhân có tư liệu sản xuất phụ tại gia đình, có cổ phần ở nhà máy, xí nghiệp, đời sống của công nhân được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, trong thực tế số cổ phần và tư liệu sản xuất của họ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, còn tuyệt đại bộ phận tư liệu sản xuất trong các nước tư bản chủ nghĩa vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân về cơ bản vẫn không có tư liệu sản xuất, vẫn phải bán sức lao động cho nhà tư bản.

Xuất phát từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu sự biến đổi của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể định nghĩa:

“Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao. Là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội. Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân về cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ”.

- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi xem xét giai cấp công nhân, chủ yếu dựa vào đặc trưng thứ nhất, còn đặc trưng thứ hai, nếu xét toàn bộ giai cấp thì giai cấp công nhân là người chủ xã hội, giữ vai trò lãnh đạo. Song xét về mặt cá nhân vẫn còn một bộ phận công nhân đi làm thuê, bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.

Như vậy, chúng ta có thể coi những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là công nhân. Còn những người làm công ăn lương trong các ngành khác không liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp, không hoạt động theo kiểu công nghiệp như: y tế, văn hóa, giáo dục… là người lao động nói chung, không phải là công nhân.

b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu… Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải trải qua hai bước:

- Thứ nhất,” giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến tư liệu sản xuất trước hết trở thành sở hữu nhà nước”.

- Thứ hai, “ giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản, chính vì thế mà nó cũng xóa bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp và xóa bỏ nhà nước với tư cách là nhà nước”.

(C.Mác-Ph.Ăngghen:Toàn tập-2002, tập 20, tr.389)

Bước thứ nhất rất khó khăn, nhưng bước thứ hai lại càng khó hơn. Đó là xây dựng một xã hội mới không có áp bức bóc lột, tiến lên một xã hội không còn giai cấp và thực hiện nguyên tắc “ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

a. Địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản

Về số lượng: Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân chiếm ưu thế về số lượng. Đúng như Mác đã dự báo: Khi sản xuất đại công nghiệp ngày càng mở rộng, ngày càng phát triển thì” Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp

Về chất lượng: do điều kiện lao động gắn liền với nền sản xuất đại công nghiệp hiện đại, và để tồn tại đã buộc giai cấp công nhân phải không ngừng học tập vươn lên sao cho đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất ngày càng hiện đại. do vậy đội ngũ công nhân được tri thức hóa cũng ngày càng tăng.

Về quyền lợi: Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản muốn duy trì chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, duy trì chế độ áp bức bóc lột đối với quần chúng lao động. Ngược lại, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

b. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân

Khi nghiên cứu về địa vị Kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân C.Mác-Ph.Ăngghen nhận thấy:

- Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất.

Do không có tư liệu sản xuất, bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề; lại được trang bị học thuyết cách mạng khoa học là chủ nghĩa Mác-Lênin và được Đảng tiên phong lãnh đạo đã tôi luyện cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp có tinh thần triệt để cách mạng. Mác và Ph.Ăngghen viết:” Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thật sự cách mạng…” ( Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do điều kiện sản xuất tập trung và trình độ kỹ thuật-công có cơ cấu tổ chức sản xuất chặt chẽ đã rèn luyện cho giai cấp công nhân tính tổ chức và kỷ luật. Cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị chống giai cấp tư sản đã tôi luyện họ trở thành giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.

- Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế.

Do giai cấp công nhân ở các nước tư bản nói chung đều có địa vị kinh tế- xã hội giống nhau, gắn với nền công nghiệp hiện đại có trình độ xã hội hóa ngày càng cao chẳng những ở mỗi nước mà còn ở trên phạm vi quốc tế. Giai cấp công nhân đều có kẻ thù chung, có mục tiêu đấu tranh chung là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Đây là những cơ sở khách quan để tạo nên bản chất quốc tế của giai cấp công nhân.

3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân công nhân

a. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển chính Đảng của giai cấp công nhân

Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. hai ông đã xây dựng nên thuyết về một xã hội mới. Học thuyết này đã phản ánh đúng những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của giai cấp công nhân. Đặc biệt, chỉ ra một cách đúng đắn con đường, điều kiện, biện pháp… để thực hiện nguyện vọng đó. Vì vậy, nó đã được giai cấp công nhân tiếp thu nhanh chóng và coi đó là “vũ khí lý luận” của giai cấp mình.

Chủ nghĩa Mác có nhu cầu xâm nhập vào phong trào công nhân để hướng dẫn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và qua đó kiểm nghiệm, bổ sung hoàn chỉnh học thuyết của mình. Còn giai cấp công nhân, từ thất bại trong các cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, họ đang rất cần có lý luận cách mạng, khoa học để dẫn đường. Khi lý luận của chủ nghĩa Mác thâm nhập vào phong trào công nhân, một bộ phận tiên tiến trong giai cấp công nhân đã tiếp thu được học thuyết cách mạng của Mác. Họ dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác để xác định cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược… Họ đứng ra tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở nước mình. Chính bộ phận ưu tú đó hình thành nên chính Đảng của giai cấp công nhân – đó là Đảng Cộng sản.

V.I.Lênin đã khái quát quá trình hình thành chính đảng của giai cấp công nhân và nêu thành quy luật: Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

Tuy nhiên trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa, chủ nghĩa Mác thường kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành lập ra Đảng Cộng sản.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp tự giác và thực sự cách mạng.

b. Mối quan hệ giữa Đảng cộng sản với giai cấp công nhân

Đảng chính trị là tổ chức cao nhất của một giai cấp, nó đại biểu tập trung cho nguyện vọng, trí tuệ, lợi ích của giai cấp đó. Vì vậy, mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân được thể hiện như sau:

- Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân, là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu có trình độ lý luận cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và cả dân tộc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

- Đảng Cộng sản là tổ chức biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc.

- Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội – chính trị của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng chủ yếu làm cho Đảng tồn tại và lớn mạnh.

Do đó, Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời. Những đảng viên của Đảng Cộng sản có thể không phải là công nhân, nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh của giai cấp công nhân, phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Với một Đảng Cộng sản chân chính, thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội.

c.Vai trò của Đảng cộng sản

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 116 - 120)