III. NHỮNG CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
6. Phạm trù bản chất và hiện tượng
a. Khái niệm:
+ Bản chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tất cả những mặt, những mối liên hệ hợp thành một hệ thống hữu cơ bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
+ Hiện tượng là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định.
Ví dụ: bản chất một con người là toàn bộ những mối quan hệ của anh ta với xã hội, còn hiện tượng là những hành vi được bộc lộ ra bên ngoài khi giao tiếp. Bản chất của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, hiện tượng là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, người bóc lột người, phá sản thất nghiệp...
b. Mối liên hệ bản chất và hiện tượng được thể hiện như sau:
+ Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: bản chất, hiện tượng tồn tại khách quan và có liên hệ hữu cơ với nhau, bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua các hiện tượng, còn hiện tượng thì bao giờ cũng là sự biểu hiện bản chất: ví dụ bản chất chế độ bao cấp, do
Nhà nước phân phối với giá rẻ, nhưng từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, tất cả các chế độ đều đưa vào tiền lương thì những hiện tượng phân phối theo tem phiếu cũng mất theo. Do đó, bản chất của một sự vật hiện tượng bị tiêu diệt thì hiện tượng do nó sinh ra cũng mất theo. Bản chất mới thì các hiện tượng mới gắn liền với nó cũng ra đời. Giữa bản chất và hiện tượng có sự thống nhất, nhưng là sự thống nhất biện chứng, sự thống nhất giữa hai mặt đối lập.
+ Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: thống nhất giữa bản chất và hiện tượng không phải là một nguyên tắc tuyệt đối, đôi khi ta thấy một số hiện tượng nhìn bề ngoài không có sự ăn khớp giữa bản chất và hiện tượng. Trong trường hợp ấy, sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm ra bản chất thực sự, chẳng hạn, trong mối quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân có thể có những kết luận sai lầm, nhà tư bản mua sức lao động của người công nhân và họ đã được trả công đầy đủ. Kết luận đó làm cho cái bản chất thật sự của mối quan hệ giữa nhà tư bản với người công nhân không những không được vạch ra mà còn bị che giấu và bị xuyên tạc. Cần thấy rằng hiện tượng bộc lộ bản chất, biểu hiện bản chất, nhưng bộc lộ dưới bị xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất. Điều đó nói lên rằng muốn nhận thức được sự vật hiện tượng thì không thể dừng lại ở bên ngoài, mà đòi hỏi chúng ta phải đi từ hiện tượng đến bản chất. Trên cơ sở đó chúng ta rút ra những ý nghĩa và phương pháp luận như sau:
- Một là, nhận thức không đựơc dừng lại bên ngoài sự vật, mà phải đi sâu vào bên trong để làm sáng tỏ bản chất được ẩn giấu đằng sau hiện tượng.
- Hai là, trong hoạt động thực tiễn, không nên căn cứ vào hiện tượng mà cần phải dựa vào bản chất.