Lợi nhuận (p ):

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 95)

VI. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GÍA TRỊ THẶNG DƯ

b.Lợi nhuận (p ):

Giữa gía trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa, giả định gía cả = gía trị, thì nhà tư bản không những bù đắp được chi phí sản xuất, mà còn thu về được số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được nhà tư bản gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.

Như vậy, lợi nhuận thực chất là gía trị thặng dư nhưng được quan niệm là con đẻ của toàn bộ chi phí sản xuất (tư bản ứng trước).

Khi hình thành phạm trù chi phí sản xuất TBCN và lợi nhuận, thì gía trị hàng hóa bây giờ được biểu hiện:

w = k + p So sánh lợi nhuận và gía trị thặng dư cho thấy :

Về mặt lượng: Xét từng tư bản cá biệt, lợi nhuận và gía trị thặng dư có thể không bằng nhau, lợi nhuận có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với gía trị thặng dư, tuỳ thuộc vào gía cả hàng hóa do tác động của quan hệ cung - cầu, cạnh tranh... Nhưng xét trong toàn xã hội, thì tổng lợi nhuận vẫn ngang bằng với tổng gía trị thặng dư do tổng gía cả hàng hóa= tổng gía trị hàng hóa

Về mặt chất: thực chất lợi nhuận và gía trị thặng dư là một, lợi nhuận chẳng qua là biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư. C. Mác viết: “Gía trị thặng dư hay là lợi nhuận, chính là phần gía trị dôi ra ấy của gía trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa”. Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, nó làm cho người ta tưởng rằng gía trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra, mà còn do cả tư liệu sản xuất tạo ra.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 95)