VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 113 - 116)

nước, thì cổ phần đó chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, bản thân họ vẫn là người lao động làm thuê.

c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

Trong giai đoạn CNTB độc quyền nhà nước, nhà nước đã tham gia tích cực vào việc điều tiết các hoạt động kinh tế. Khi nghiên cứu vai trò của nhà nước trong giai đoạn CNTB độc quyền, Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, do tình hình thực tế thúc bách, nhà nước đã tăng cường điều tiết đối với các hoạt động sản xuất và phân phối.

Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản độc quyền thông qua những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý của nhà nước, gắn với hệ thống chính sách, công cụ để điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, nhằm đảm bảo lợi ích cho các tập đoàn tư bản độc quyền, đồng thời giải quyết một số mâu thuẫn về kinh tế, xã hội. Ví dụ trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, và những xung đột quân sự ở một số khu vực hiện nay, nhà nước tư sản đã giúp cho các tập đoàn tư bản sản xuất vũ khí thu hàng tỷ đô la lợi nhuận.

Ngày nay, hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản được thực hiện dưới các hình thức như: hướng dẫn, điều tiết, kiểm soát, dự báo, kế hoạch…đồng thời sử dụng các công cụ luật pháp, kinh tế và hành chính, kết hợp với ưu đãi và trừng phạt. Chính sách kinh tế của nhà nước tư sản ngày nay, bao gồm: Chính sách chống khủng hoảng kinh tế, chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách chống lạm phát, chính sách hỗ trợ các tập đoàn tư bản khi gặp khó khăn…ngoài chính sách kinh tế, nhà nước tư sản cũng thực hiện một số chính sách xã hội như: trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập, tăng phúc lợi xã hội, để giải quyết mâu thuẫn xã hội. Để thực hiện các chính sách kinh tế và xã hội, nhà nước tư sản sử dụng các nguồn lực và công cụ như: ngân sách nhà nước, thuế, đầu tư, hỗ trợ, hệ thống tài chính-tiền tệ, nguồn lực của các doanh nghiệp nhà nước.

III. VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN. BẢN.

1. Vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội.

Sự phát triển của CNTB từ giai đoạn tư do cạnh tranh, đến giai đoạn độc quyền, độc quyền nhà nước, nếu chưa xét đến những mặt trái của nó, thì CNTB đã có những đóng góp tích cực đối với nền sản xuất xã hội

Một là, Phát triển sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao năng suất lao động, tạo ra một khối lượng của cải vật chất to lớn. Sự ra đời và phát triển của CNTB đã giải phóng loài người thoát khỏi “đêm trường trung cổ”, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, đồng thời phát triển nền kinh tế hàng hóa lớn TBCN. Dưới tác động của quy luật giá trị và giá trị thặng dư, cùng với các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa, CNTB đã nâng cao năng suất lao động và tạo ra một khối lượng của cải vật chất khổng lồ, như Các Mác đã khẳng định: CNTB ra đời chưa đầy 100 năm, nhưng nó đã tạo ra một khối lượng của cải vật chất khổng lồ bằng tất các các xã hội trước cộng lại.

Hai là, Phát triển lực lượng sản xuất. Cùng với sự phát triển của CNTB, đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, trình độ kỹ thuật-công nghệ ngày càng được nâng cao, chuyển từ lao động thủ công lên cơ khí hóa, tự động hóa, hiện đại hóa. Ngày nay, các nước tư bản phát triển vẫn là các nước đi đầu trong việc ứng dụng và phát triển những công nghệ

mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, là quá trình chinh phục tự nhiên, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, giải phóng sức lao động.

Ba là, thực hiện xã hội hóa sản xuất. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa lớn, CNTB đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Thể hiện qua sự phát triển của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ, tích tụ và tập trung sản xuất, làm cho quá trình sản xuất được liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, hình thành hệ thống sản xuất mang tính xã hội. Đồng thời, mở rộng phân công lao động động và hợp tác quốc tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa kinh tế.

Bốn là, nâng cao trình độ quản lý, hình thành tác phong lao động công nghiệp. Thông qua cuộc cách mạng kỹ thuật và cách mạng khoa học kỹ thuật, CNTB đã nâng cao dần trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, xóa bỏ nề nếp, thói quen của người sản xuất nhỏ, hình thành tác phong lao động công nghiệp.

Năm là, thiết lập nền dân chủ tư sản. CNTB đã xây dựng và thiết lập nền dân chủ tư sản, hơn hẳn so với hệ thống chính trị của chế xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến, mở đường cho sự phát triển của chế độ xã hội mới tự do, dân chủ và văn minh.

Tóm lại: sự phát triển của CNTB, với những đóng và thành tựu của nó đối với các lĩnh vực kinh tế và xã hội, đã tạo những điều kiện, tiền đề cần thiết cho sự ra đời, xây dựng và phát triển của CNXH. Tuy nhiên, sự ra đời của CNXH không phải diễn ra một cách tự nhiên, tự phát, mà phải thông qua cuộc cách mạng xã hội, cuộc cách mạng này có thể diễn ra bằng phương pháp hòa bình, hay bạo lực, phải tùy theo bối cảnh quốc tế ở từng thời điểm, điều kiện cụ thể của mỗi nước trong từng giai đoạn.

2. Những hạn chế của chủ nghĩa tư bản

Ngoài những đóng góp tích cực, CNTB cũng có những hạn chế và mâu thuẫn chưa giải quyết được.

Thứ nhât, hạn chế về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản. Khi nghiên cứu lịch sử ra đời của CNTB trong giai đoạn đầu, gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy. Các Mác đã vạch rõ thực chất tích lũy nguyên thủy của CNTB là xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa, tước đoạt những người sản xuất nhỏ mà trực tiếp là nông dân, buôn bán, trao đổi không ngang giá, quá trình này đã được lịch sử ghi lại với những trang đẫm máu và lửa.

Thứ hai, sự bóc lột lao động. Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của CNTB là quá trình bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê. Mặc dù sự bóc lột của tư bản đối với lao động, đã có những bước tiến nhất định so với các xã hội trước đó, đồng thời tạo ra động lực cho sự phát triển, tuy nhiên sự bóc lột này cũng dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội.

Thứ ba, mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản đã dẫn đến những cuộc chiến tranh thế giới và xung đột ở các khu vực. Điển hình là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), với mục đích là tranh giành thị trường thuộc địa và khu vực ảnh hưởng, từ đó đã để lại cho loài người những hậu quả nặng

nề như hàng triệu người vô tội bị giết hại, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, nền kinh tế bị khủng hoảng, thất nghiệp, môi trường bị tàn phá. Ngày nay, CNTB cũng chính là tác nhân gây ra cuộc chạy đua vũ trang, xung đột quân sự ở các nước, các khu vực, cụ thể như việc NATO xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, sát biên giới với Nga, Mỹ đưa quân vào Afganistan, Irắc, hậu thuẫn cho Israel gây bất ổn ở Trung Đông, sự can thiệp của Mỹ ra bên ngoài, cùng với chi phí quân sự tăng cao là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu, đang lan rộng năm 2008-2009.

Thứ tư, CNTB đã tạo ra sự phân hóa giàu, nghèo ngày càng lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, thì mức độ chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa những nước giàu nhất với những nước nghèo nhất khoảng 250 lần. Các nước nghèo, do tác động của khủng hoảng kinh tế và chiến tranh mức sống, thu nhập và điều kiện sống bị giảm đi nhanh chóng như: Xomali, Afganistan, Irac, Palestin. Trong khi đó các nước tư bản phát triển và các tập đoàn tư bản lớn, đã thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc bán vũ khí, bán công nghệ, xuất khẩu tư bản, cho vay…Các nước nghèo không chỉ bị giảm sút về thu nhập mà còn kéo theo gắng nặng nợ nần, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá.

Thứ năm, những mâu thuẫn và hạn chế ngay trong lòng các nước tư bản, như mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản lớn với các nhà sản xuất nhỏ, mâu thuẫn giữa tư bản với lao động, mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản với các tầng lớp nhân dân, tội phạm và các tệ nạn xã hội tăng, mất cân bằng về môi trường sinh thái, khủng hoảng kinh tế.

3. Giới hạn lịch sử của CNTB

Những mâu thuẫn và hạn chế của CNTB, bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của CNTB là: mâu thuẫn giữa sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, mang tính xã hội hóa, với quan hệ sản xuất tư nhân TBCN dẫn đến kìm hảm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mặc dù ngày nay, CNTB đã có sự điều chỉnh nhất định như: tăng cường quy mô sở hữu về tư liệu sản xuất, mở rộng hệ thống phân phối và nâng cao trình độ quản lý, qua đó đã giảm bớt được các mâu thuẫn. Nhưng sự điều chỉnh đó, vẫn không vượt qua được giới hạn của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích của các nhà tư bản. Trên cơ sở đó Các Mác và V.I.Lênin đã nhận định: khi CNTB phát triển đến giai đoạn nhất định, quan hệ sở hữu tư nhân TBCN, sẽ bị phá vỡ, thay vào đó là quan hệ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thay vào đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, nhưng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Chương VII

SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w