Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 49 - 50)

VII. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1 Một số quan điểm triết học trước Mác về nhận thức

b.Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)

- Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng. Nó được thực hiện bằng các hình thức như: khái niệm - Phán đoán - Suy luận

+ Khái niệm được hình thành là dựa trên cơ sở tài liệu của cảm tính và phải trải qua quá trình so sánh phân tích tổng hợp, trừu tựơng hoá, khái quát hoá để tìm ra các mối liên hệ chung, bản chất của sự vật. Ví dụ: vật chất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau nhưng chúng đều có thuộc tính chung là tồn tại khách quan và vận động

+ Phán đoán: là sự liên kết của nhiều khái niệm để khẳng định hay phủ định một hay nhiều thuộc tính của sự vật, nếu khái niệm được biểu hiện bằng “từ” thì phán đoán được biểu hiện bằng mệnh đề, theo luật văn bản. Ví dụ: dân tộc ta là một dân tộc cần cù trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là hiếu chiến.

+ Suy luận: là dựa vào những phán đoán cũ để đưa ra một phán đoán mới có tính chất kết luận, đưa tới một sự hiểu biết mới. Ví dụ: muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì phải củng cố và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nếu từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì không thể nói đến việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Như vậy suy lý nó cho phép con người có thể đi sâu vào những vấn đề mà con người không thể trực tiếp tiếp xúc được, nó cho chúng ta biết được không những cái đã và đang xảy ra, mà nó còn có thể dự đoán được những cái sẽ xảy ra.

Đặc điểm của nhận thức lý tính là phản ánh gián tiếp, khái quát, trừu tượng; phản ánh được bản chất, quy luật của sự vật, là nhận thức đáng tin cậy, gần với chân lý khách quan. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính là sự thay đổi về chất, là bước nhảy vọt của quá trình nhận thức. Muốn nhận thức đúng phải có những tài liệu do nhận thức của cảm tính cung cấp đầy đủ, chính xác và phải gắn với hoạt động thực tiễn, phải dựa vào kết quả của thực tiễn để bổ sung, kiểm tra nhận thức mới.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 49 - 50)