Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giớ

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 151 - 152)

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

c. Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giớ

Sau cách mạng Tháng Mười, đặc biệt là sau khi Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) ra đời đã xây dựng một mô hình tổ chức xã hội dựa trên thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, người ta gọi là “mô hình Xô Viết”.

- Điều kiện kinh tế-xã hội ở Liên Xô lúc này cực kỳ khó khăn và phức tạp: nền kinh tế vốn lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó là nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây cấm vận về kinh tế.

- Từ năm 1918 đến mùa xuân 1921 để bảo đảm cung cấp lương thực cho quân đội, cho tiền tuyến, cho nhân dân thành thị trong điều kiện lương thực cực kỳ khan hiếm, Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hóa tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng khác.

- Tháng 3 năm 1921, sau khi nội chiến kết thúc, tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga với việc đề ra chính sách kinh tế mới (NEP), V.I.Lênin đã chỉ rõ trong những điều kiện mới, việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách này. Sở dĩ chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới điều kiện chuyên chính vô sản có ý nghĩa quan trọng và tác dụng to lớn như vậy vì theo V.I.Lênin, đó là một thứ chủ nghĩa tư bản có liên quan với nhà nước. Nhà nước đó là nhà nước của giai cấp vô sản, đội tiên phong của chúng ta. Thông qua việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những tài sản vật chất-kỹ thuật và tinh hoa chất xám trong kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các nhà tư bản cũng như tri thức khoa học- kỹ thuật và trình độ khoa học quản lý kinh tế của các chuyên gia tư sản.

- Chủ nghĩa tư bản nhà nước còn có thể coi là một trong những phương thức phương tiện, con đường có hiệu quả trong việc thúc đẩy xã hội hóa và làm tăng nhanh lực lương sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà kết quả căn bản của sự xã hội hóa này là thể hiện ở việc phát triển ngày càng mạnh mẽ một nền sản xuất hàng hóa quá độ xã hội chủ nghĩa, giai đoạn trung gian của nền sản xuất hảng hóa xã hội chủ nghĩa trong tương lai.

- Sau khi V.I.Lênin mất, đường lối đúng đắn này đã không được thực hiện đầy đủ. Hơn nữa, đường lối đó thực hiện chưa được bao lâu thì từ cuối những năm 20, đầu những năm 30 ( TKXX) nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới ngày càng lộ rõ. Trong điều kiện như vậy, để nhanh chóng biến nước Nga lạc hậu thành cường quốc công nghiệp, nhà nước Xô Viết không thể không áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, một cơ chế có thể thực hiện được khi chính quyền đã thuộc về giai cầp công nhân và nhân dân lao động. Thực tế Liên Xô đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp công nghiệp hóa với thời gian chưa đầy 20 năm, mà trong hai thập kỷ ấy, đã mất quá nửa thời gian nội chiến, chống chiến tranh can thiệp và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cho phép phát huy cao độ tinh thần anh dũng hy sinh của hàng trăm triệu quần chúng nhân dân, mới có thể thực hiện những kỳ tích như vậy. Không thể phủ nhận vai trò to lớn có ý nghĩa lịch sử của mô hình đầu tiên này của chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 151 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w