Phạm trù khả năng và hiện thực

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 30 - 31)

III. NHỮNG CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

4.Phạm trù khả năng và hiện thực

a. Khái niệm:

+ Khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái còn là mầm mống trong quá trình của sự vật đó, là cái chỉ mới là tiền đề của khuynh hướng phát triển và chỉ có thể ra đời khi có điều kiện thích hợp.

+ Hiện thực là phạm trù chỉ cái đã ra đời, đã xuất hiện,đã được thực hiện, đó là sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong thực tế.

b. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem khả năng như là tiền đề của cái mới, là xu hướng phát triển của sự vật. Khả năng nằm ở bên trong bản thân sự vật, khi gặp những điều kiện thích hợp nó sẽ trở thành hiện thực, hiện thực lại sản sinh ra những khả năng mới, những khả năng này trong những điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực. Điều đó nói lên quá trình phát triển vô cùng tận của thế giới vật chất. Phép biện chứng chỉ ra rằng không được tách rời khả năng và hiện thực vì hiện thực no cũng chứa đựng khả năng của nó và khả năng bao giờ cũng có nguồn gốc từ trong hiện thực và có xu hướng chuyển thành hiện thực. Song, không được đồng nhất chúng vì không phải bất kỳ khả năng nào cũng được chuyển hóa thành hiện thực. Khả năng sẽ trở thành tất yếu, khi có điều kiện thì sẽ biến thnh hiện thực. Khả năng biến thành hiện thực là một quá trình mâu thuẫn phức tạp. Không phải bao giờ khả năng cũng dễ dàng trở thành hiện thực, sự chuyển hóa đó phải có những điều kiện nhất định. Hạt giống có khả năng mọc thành cây, thì phải có những điều kiện như đất, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp. Vì vậy trong thực tế cuộc sống khi nắm được khả năng, con người có thể can thiệp thúc đẩy hoặc là ngăn chặn khả năng đó biến thành hiện thực. Ví dụ: thời kỳ kinh tế thị trường nhất định sẽ xảy ra hiện tượng phân hoá giàu nghèo, bóc lột và bị bóc lột, khả năng đó sẽ xảy ra, vì vậy trong công tác quản lý kinh tế xã hội phải có biện pháp chủ trương cụ thể, là quá trình đấu tranh bền bỉ của những con người do lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội thúc đẩy.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 30 - 31)