I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA.
c. Chức năng thanh toán:
Chức năng thanh toán như dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành, ví dụ: nộp thuế, trả tiền điện, mua chịu hàng hóa...nó có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu cho người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền để chi trả cho các giao dịch hàng hóa, điều này sẽ thúc đẩy trao đổi hàng hóa.
Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả của hàng hóa. Nhưng là vì mua bán chịu nên đến kỳ hạn, tiền mới được đưa vào lưu thông để thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu thanh toán nào đó không thực hiện được hệ thống thanh toán sẽ bị phá vỡ, khủng hoang kinh tế sẽ gia tăng.
Khi tiền tệ làm chức năng phương tiện thanh toán, thì công thức số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:
G – (Gbc + Gkt) + Gđk ( Ghi chú:
T: là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông G: là tổng số giá cả hàng hóa lưu thông.
N: số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ cùng loại. ( Gbc: là tổng số giá cả hàng hóa bán chịu Gkt: là tổng số giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau Gđk: là tổng số giá cả hàng hóa đến kỳ hạn trả.
T =
N
Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán xuất hiện một loại tiền mới: tiền tín dụng, dưới các hình thức: thẻ thanh toán; tài khoản séc; tiền điện tử...điều này làm cho các hình thức thanh toán của tiền ngày càng phong phú đa dạng.