Cạnh tranh giữa các ngành và hình thành lợi nhuận bình quân a Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 97 - 98)

VI. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GÍA TRỊ THẶNG DƯ

3.Cạnh tranh giữa các ngành và hình thành lợi nhuận bình quân a Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

a. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ở các ngành khác nhau, sản xuất ra những hàng hóa khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.

Mục đích cạnh tranh giữa các ngành là tìm kiếm ngành đầu tư có lợi nhuận cao, do đó trong xã hội có hiện tượng nhà sản xuất di chuyển vốn từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

Ví dụ: có 3 ngành sản xuất khác nhau, tư bản đầu tư vào mỗi ngành đều bằng nhau là 100 USD, tỷ suất gía trị thặng dư đều bằng 100% (m’ =100%); tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều bằng nhau, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Ngành sản xuất Chi phí sản xuất (k) m’ m P’ Cơ khí 80c +20v 100% 20 20% Dệt 70c +30v 100% 30 30% Da 60c +40v 100% 40 40%

Như vậy, cùng với một lượng tư bản đầu tư bằng nhau, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể yên phận kinh doanh ở ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Do đó, nhà tư bản ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản của mình sang ngành

da, làm cho sản phẩm của ngành da tăng lên, kết quả gía cả của ngành da sẽ hạ xuống, tỷ suất lợi nhuận giảm. Trong khi đó, số nhà tư bản đầu tư ngành cơ khí giảm, kéo theo lượng hàng hóa giảm, sẽ làm cho gía cả của sản phẩm của ngành cơ khí sẽ tăng lên, tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng lên. Hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác sau một thời gian tỷ suất lợi nhuận của các ngành sẽ xấp xỉ bằng nhau, được gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân (p’) là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng gía trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành khác nhau của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Theo ví dụ trên thì : 90

P’ = --- x 100% = 30% 300

Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân được hình thành thì số lợi nhuận của các ngành sản xuất đều được tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân, và do đó nếu có số tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.

Vậy, lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau, của những lượng vốn tư bản đầu tư bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau, có ký hiệu là: p

p = p’ x k Theo ví dụ trên :

P = 30% x 100 = 30

Tuy nhiên, cần chú ý sự hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân chỉ là một xu hướng trong điều kiện tự do cạnh tranh cao, trong thực tế không thể có con số lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân bằng nhau tuyệt đối giữa các ngành

Sự bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận chỉ được thực hiện khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến một trình độ nhất định, cạnh tranh cao và khả năng di chuyển vốn đầu tư nhanh chóng. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn.

Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB, giá trị thặng dư biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân, đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó phản ánh sự phân chia giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản ở các ngành khác nhau.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 97 - 98)