QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN (quy luật mâu thuẫn)

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 40 - 44)

VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN (quy luật mâu thuẫn)

1. Nội dung và các khái niệm

a. Tóm tắt nội dung:

Mọi sự vật hiện tượng trong quá trình tồn tại đều là một thể thống nhất của những mặt khác nhau, những khuynh hướng trái ngược nhau, đối lập nhau, nhưng lại không thể thiếu nhau, liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau

và đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và sự vật mới lại có mâu thuẫn mới rồi lại tiếp tục đấu tranh, chuyển hoá lẫn nhau. Vậy, thế nào là mặt đối lập, thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập

b. Các khái niệm:

- Thế nào là mặt đối lập: đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.

Ví dụ: Trong nguyên tử có các hạt prôtôn và nơtron tạo thành hạt nhân mang điện tích dương, còn các êlectrôn xoay quanh hạt nhân mang điện tích âm. Trong một cơ thể sống của sinh vật cũng có đồng hóa đối lập với dị hóa. Trong tư duy có chân lý đối lập với sai lầm, chúng là những mặt đối lập nhau, nhưng không thể thiếu nhau.

Từ những ví dụ trên chúng ta thấy: mâu thuẫn là hiện tượng khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng cả ở trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Thế nào là thống nhất của các mặt đối lập: thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề, nếu mặt này thay đổi thì mặt kia sớm muộn cũng biến đổi theo

Ví dụ: Trong một nguyên tử có các hạt prôtôn và nơtron tạo thành hạt nhân (mang điện dương +), còn các êlectrôn xoay xung quanh hạt nhân với tốc độ rất lớn (mang điện âm -) đối lập với nhau, nhưng những mặt đối lập trái ngược nhau ấy chúng lại có liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, không thể thiếu nhau.

Từ ví dụ trên ta thấy sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả những nhân tố giống nhau của cc mặt đối lập là sự ngang bằng nhau của các mặt đối lập.

- Thế nào là sự đấu tranh của các mặt đối lập: đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau

Trong xã hội đấu tranh của các mặt đối lập thường được dùng để chỉ sự xung đột giữa các lực lượng xã hội đối địch. Nhưng đấu tranh của các mặt đối lập nó còn có một ý nghĩ rộng hơn, đó là sự triển khai của các mặt đối lập, là sự chuyển hoá của các mặt đối lập. Ví dụ như đấu tranh phê và tự phê bình, hoặc phấn đấu không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt, còn trong sinh vật đấu tranh của các mặt đối lập là quá trình hấp thụ những chất cần thiết để bồi bổ cho cơ thể và quá trình bài tiết những cặn bã không cần thiết đối với cơ thể, đấu tranh của các mặt đối lập nó còn có nghĩa là sự phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập, là sự bài trừ lẫn nhau của các mặt đối lập như giữa điện dương

và điện âm, giữa hấp thụ và bài tiết, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa cộng và trừ…Như vậy, đấu tranh của các mặt đối lập về hình thức rất đa dạng.

c. Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển .

- Mỗi sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại đều có các mặt vừa đối lập với nhau lại vừa thống nhất với nhau, không thể thiếu nhau, nhưng lại vừa đấu tranh với nhau. Trong giới tự nhiên sự đấu tranh giữa các mặt đối lập như sức hút và sức đẩy, hoá hợp và phân giải của các phân tử, đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị…đã làm cho thế giới vật chất vận động phát triển từ thấp đến cao, từ vô cơ đến hữu cơ và đỉnh cao của sự phát triển là xã hội loài người, còn trong xã hội có giai cấp, cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp bị áp bức bóc lột chống lại các giai cấp thống trị bóc lột là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình tư duy của con người cũng là quá trình không ngừng nảy sinh mâu thuẫn và đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu cần hiểu biết và khả năng hiểu biết có hạn, giữa chân lý và sai lầm, quá trình đó thúc đẩy nhận thức của con người phát triển từ thấp đến cao, từ kinh nghiệm đến lý luận, từ hiện tượng đến bản chất.

- Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình diễn ra phức tạp. Thông thường lúc đầu hai mặt đối lập ngang nhau, đấu tranh chưa gay gắt với nhau, nhưng trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, cuộc đấu tranh của các mặt đối lập ngày càng trở nên quyết liệt và cuối cùng dẫn đến sự chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, lại có mâu thuẫn mới rồi lại đấu tranh với nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị phá vỡ, thể thống nhất mới cao hơn ra đời.

- Như vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ có tính chất tạm thời tương đối, còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối là không ngừng. Quá trình đó được lặp đi lặp lại không ngừng làm cho các sự vật hiện tượng phát triển diễn ra liên tục, ngày càng cao, chính vì vậy Lênin viết: “ Phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

2. Một số loại mâu thuẫn

a. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập nằm ngay bên trong của sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật khác.

Sự phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài cũng chỉ có tính chất tương đối. Cùng một mâu thuẫn trong mối liên hệ này là mâu thuẫn bên trong, nhưng ở trong mối liên hệ khác lại là mâu thuẫn bên ngoài. Mỗi loại mâu thuẫn giữ vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Mâu thuẫn bên trong giữ vai trị quyết định

đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Nó là nguồn gốc động lực bên trong của sự vận động, phát triển của sự vật, là tự thân vận động, tự thân phát triển của sự vật. Tuy nhiên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta không được coi nhẹ mâu thuẫn bên ngoài, nhưng cũng không thổi phồng, phủ nhận mâu thuẫn bên trong.

b. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:

Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật (từ khi phát sinh đến khi kết thúc), quyết định bản chất và quá trình phát triển của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu, mang tính giai đoạn.

Mâu thuẫn cơ bản có vai trò rất quan trọng, cho nên muốn tìm hiểu bản chất sự vật, hiện tượng, trước hết phải xác định được mâu thuẫn cơ bản. Muốn giải quyết mâu thuẫn cơ bản phải xác định được mâu thuẫn nổi lên hàng đầu, mang tính giai đoạn để giải quyết chứ không thể giải quyết mâu thuẫn cơ bản ngay một lúc.

c. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng:

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản đối lập nhau,không thể điều hoà được. Ví dụ như mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ; giữa giai cấp địa chủ với nông dân trong xã hội phong kiến; giai cấp tư sản và vô sản trong xã hội tư bản.

Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội mà lợi ích nhất trí với nhau là căn bản, nhưng có mâu thuẫn về những mặt không căn bản.

Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân là mâu thuẫn không đối kháng, như mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân lao động, giữa công nhân và tiểu tư sản… Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng là hai loại mâu thuẫn đặc thù, chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp. Hai loại mâu thuẫn này khác nhau về tính chất và xu hướng phát triển. Mâu thuẫn đối kháng phát triển có xu hướng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, mâu thuẫn không đối kháng nếu để tích tụ, không được giải quyết kịp thời thì nó cũng sẽ trở thành đối kháng. Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng là rất quan trọng để có biện pháp giải quyết thích hợp với từng loại mâu thuẫn. Theo quy luật chung, mâu thuẫn đối kháng đòi hỏi phải giải quyết bằng bạo lực cách mạng. Song, trong những điều kiện nhất định mâu thuẫn đối kháng cũng có khả năng giải quyết bằng phương pháp hoà bình. Còn mâu thuẫn không đối kháng về nguyên tắc phải được giải quyết bằng giáo dục, thuyết phục, phê bình tự phê bình… Tuy nhiên các biện pháp đó cũng là những hình thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, chứ không phải là quá trình điều hoà mâu thuẫn. Nghiên cứu mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng địi hỏi trong hoạt động thực tiễn không được nhầm lẫn hai loại mâu thuẫn trên, để có phương pháp giải quyết một cách đúng đắn khoa học.

3. Ý nghĩa phương pháp luận .

a. Mâu thuẫn là khách quan vốn có của mọi sự vật hiện tượng, là nguồn gốc, là động lực của sự vận động và phát triển, do đó muốn nhận thức đúng về một sự vật hiện tượng thì cần phải phát hiện đó là loại mâu thuẫn gì, không được che giấu, lãng tránh. Nhận thức mâu thuẫn của sự vật là quá trình tư duy phân đôi cái thống nhất thành các mặt đối lập để nhận thức các mặt đối lập đó.

b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết thông qua quá trình đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá vỡ cái cũ để thiết lập cái mới tiến bộ hơn. Vì vậy, trong đời sống xã hội, hành vi đấu tranh được coi là chân chính là khi nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển.

c. Sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 40 - 44)