QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 88 - 93)

tư bản. Tập trung tư bản có quy mô và khả năng rất lớn, nó tùy thuộc vào từng tư bản cá biệt trong xã hội.

- Tích tụ tư bản là một quá trình thường xuyên, liên tục đối với từng nhà tư bản. Tập trung tư bản chỉ diễn ra ở một thời điểm nhất định, đối với từng nhà tư bản. Tích tụ và tập trung tư bản có mối quan hệ tác động thúc đẩy lẫn nhau: tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản, thúc đẩy cạnh tranh quyết liệt dẫn đến tập trung tư bản nhanh hơn. Đồng thời tập trung tư bản, sẽ tăng thêm sức mạnh cho tư bản, tạo điều kiện thu được giá trị thặng dư cao, từ đó làm tăng tích tụ của tư bản. Như vậy tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích lũy của tư bản tăng, xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, dẫn đến mâu thuẫn cơ bản của CNTB ngày càng gay gắt.

3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản

- Cấu tạo hữu cơ tư bản có hai mặt: cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị.

+ Mặt thứ nhất: cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất. Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người ta thường dùng các chỉ tiêu như số năng lượng, hoặc số lượng máy móc do một công nhân sử dụng trong sản xuất. Ví dụ, mỗi công nhân phụ trách 5 máy dệt trong một ca sản xuất. Cấu tạo kỹ thuật cao hay thấp là do trình độ kỹ thuật sản xuất quyết định. Do đó, để tồn tại trong cuộc cạnh tranh và chiếm được nhiều giá trị thặng dư các nhà tư bản phải không ngừng cải tiến kỹ thuật. Điều đó cũng có nghĩa là một công nhân trước đây trong một ca sản xuất chỉ phụ trách 5 máy dệt thì nay phải phụ trách 7 máy trong một ca. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản hiện nay có xu hướng ngày càng tăng.

+ Mặt thứ hai: cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến, với số lượng giá trị của tư bản khả biến (c+v). Ví dụ: nhà tư bản đầu tư 1200 USD để tiến hành sản xuất. Trong đó: 1000 là c và 200 là v thì sẽ có cấu tạo giá trị của tư bản là 1000 : 200 = 5 : 1. Như vậy ta thấy tỷ trọng của tư bản bất biến trong toàn bộ tư bản càng lớn thì cấu tạo giá trị tư bản càng cao, phản ánh người công nhân bị bóc lột về cả về cường độ, và trí tuệ.

Giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi cấu tạo kỹ thuật thay đổi thì cấu tạo giá trị cũng thay đổi. Trong đó phần giá trị tư liệu sản xuất (c) tăng lên tuyệt đối và tương đối, còn phần giá trị sức lao động (v) tăng lên tuyệt đối và giảm xuống tương đối. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tiến bộ khoa học, kỹ thuật tăng nhanh, năng suất lao động cao cho phép sử dụng một khối lượng tư liệu sản xuất lớn, trong khi đó số lao động và tiền lương của công nhân lại tăng lên chậm chạp. Từ đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và tiền lương của công nhân tăng chậm hơn so với sự gia tăng của năng suất lao động. Như vậy sự gia tăng của cấu tạo hữu cơ, làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng thêm gay gắt.

IV. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bảna. Tuần hoàn của tư bản a. Tuần hoàn của tư bản

Quá trình vận động của tư bản đã được khái quát trong công thức chung của tư bản: T – H – T’ = T + t. Công thức này chỉ mới thể hiện quá trình vận động của tư bản mà chưa nói

Giai đoạn 1: lưu thông

Nhà tư bản dùng tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động để tiến hành sản xuất. Được thể hiện bằng công thức sau đây:

TLSX T – H

SLĐ

Giai đoạn 2: tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất để tạo ra hàng hóa mới. Kết

thúc giai đoạn này, tư bản sản xuất được chuyển thành tư bản hàng hóa, có giá trị lớn hơn giá trị hàng hóa ban đầu mà nhà tư bản đã bỏ tiền ra mua. Được thể hiện bằng công thức sau đây:

SLĐ

H …SX…H’

TLSX

Giai đoạn 3: giai đoạn lưu thông

Nhà tư bản trở lại thị trường thực hiện chức năng bán hàng hóa thu tiền về với giá trị lớn hơn. Kết thúc giai đoạn 3 tư bản hàng hóa chuyển thành tư bản tiền tệ, nhưng với số tiền lớn hơn số tiền ban đầu mà nhà tư bản đã bỏ ra. Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản đã quay trở lại hình thái ban đầu là tiền với số lượng lớn hơn. Quá trình này lại được tiếp tục lặp lại, quá trình đó gọi là tuần hoàn của tư bản. Tổng hợp ba giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp, chúng ta có công thức: H’ - T’

Tóm lại: tuần hoàn của tư bản công nghiệp trải qua ba giai đoạn là tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa, đồng thời thực hiện ba chức năng để rồi quay trở lại hình thái ban đầu, với giá trị được tăng lên. Quá trình vận động của ba hình thái nêu trên đã chứa đựng khả năng để hình thành các tập đoàn tư bản cho vay, tư bản thương nghiệp. Các tập đoàn tư bản này sẽ phân chia giá trị thặng dư do lao động tạo ra.

b. Chu chuyển của tư bản.

Tuần hoàn của tư bản được lắp đi lắp lại và có định kỳ được gọi là chu chuyển của tư bản.

Thời gian chu chuyển của tư bản, bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Tuy nhiên, tùy theo ở từng ngành, mà thời gian và tốc độ chu chuyển có khác nhau.

Thời gian sản xuất bao gồm:

Thời gian lao động: là thời gian mà người lao động sử dụng các công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất.

Thời gian gián đoạn lao động: là thời gian mà sản phẩm chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên như gạch, ngói phải phơi khô trước khi đưa vào nung, sấy; sau khi đổ bê tông phải đợi khô để thi công tiếp…

Thời gian dự trữ sản xuất: là thời gian chuẩn bị điều kiện cho sản xuất như dự trữ nguyên vật liệu. Thời gian sản xuất dài hay ngắn ngoài tác động của kỹ thuật công nghệ, còn chịu ảnh hưởng bởi tính chất của ngành sản xuất; đặc tính của từng loại sản phẩm; quy mô sản xuất; dự trữ các yếu tố sản xuất; sự tác động của tư nhiên đối với từng loại sản phẩm.

Thời gian lưu thông: Thời gian lưu thông bao gồm thời gian mua các yếu tố sản xuất

như nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị và thời gian bán sản phẩm. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, thì thời gian bán ngày càng đóng vai trò quan trọng. Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc vào các nhân tố như: khoảng cách thị trường xa hay gần, phương tiện giao thông hiện đại hay thô sơ, quy mô thị trường lớn hay nhỏ, sức mua của thị trường, hoạt động tiếp thị.

Thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển càng nhanh, sẽ tạo điều kiện để tư bản thu được giá trị thặng dư ngày càng lớn. Tốc độ chu chuyển của tư bản không giống nhau, tùy theo từng ngành sản xuất. Để so sánh và xác định tốc độ chu chuyển của các tư bản khác nhau, người ta tính số vòng chu chuyển của từng loại tư bản, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Từ đó ta có công thức sau:

CHn = --- n = ---

ch

Trong đó: n là số vòng chu chuyển trong một năm. CH là thời gian trong một năm

ch là thời gian chu chuyển của một vòng.

Ví dụ: Một tư bản có thời gian chu chuyển một vòng là 4 tháng, số vòng chu chuyển trong một năm của tư bản đó là:

12 tháng

n = --- = 3 vòng/năm 4 tháng

Từ công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản, chúng ta thấy tốc độ chu chuyển của tư bản, tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của một vòng. Muốn đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, nhằm thu được giá trị thặng dư cao, các nhà tư bản phải đẩy nhanh thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của tư bản.

Trong quá trình sản xuất, các bộ phận tư bản chu chuyển không giống nhau, căn cứ vào tính chất chuyển giá trị của các bộ phận tư bản vào trong sản phẩm mới Mác chia tư bản thành hai bộ phận là tư bản cố định và tư bản lưu động.

Tư bản cố định: là bộ phận của tư bản sản xuất được chuyển dần từng phần một vào

trong sản phẩm mới như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, trong đó, có hai loại hao mòn tư bản cố định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình là hao mòn vật chất sau một thời gian sử dụng, cũng như hao mòn do máy móc bị gỉ sét, hỏng hóc sau một thời gian sử dụng; nhà xưởng xuống cấp do mưa nắng. Hao mòn vô hình: là hao mòn thuần túy về giá trị do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho máy móc, thiết bị giảm giá trị trong khi giá trị sử dụng vẫn không đổi. Để giảm bớt hao mòn vô hình, các nhà tư bản thường tìm cách kéo dài thời gian sử dụng máy móc, thiết bị trong ngày như làm 3 ca một ngày, hoặc tăng cường độ lao động, để rút ngắn thời gian khấu hao, nhanh chóng đổi mới máy móc, thiết bị.

Tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất, khi tham gia vào quá trình sản

nguyên nhiên vật liệu và tiền công lao động. Tư bản lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh hơn so với tư bản cố định, trong một năm tư bản lưu động có thể quay được nhiều vòng. Việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn tư bản, tiết kiệm tư bản ứng trước, đồng thời tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ tính chất chuyển giá trị vào trong sản phẩm mới. Tư bản cố định chuyển giá trị dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới; tư bản lưu động chuyển giá trị ngay một lần và toàn bộ vào trong sản phẩm mới sau quá trình sản xuất. Sự phân chia này giúp cho chúng ta thấy được quá trình chuyển giá trị của tư bản cố định và tư bản lưu động vào trong sản phẩm mới như thế nào, đồng thời có căn cứ để xác định chi phí sản xuất.

Căn cứ phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động khác với phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến. Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là căn cứ vào vai trò của các bộ phận này trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, qua đó vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến tạo ra.

2. Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội

a. Một số khái niệm cơ bản của tái sản xuất tư bản xã hội

Tư bản xã hội gồm: Tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay và tư bản kinh doanh nông nghiệp, các tư bản này trong quá trình vận động đan xen nhau, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

Tổng sản phẩm xã hội: là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra thường là một năm,

nó được biểu hiện ở hai mặt sau đây:

Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội gồm có: tổng giá trị tư bản bất biến, tổng giá trị tư bản khả biến, tổng khối lượng giá trị thặng dư: (C + V + M). C là tổng giá trị cũ, V+M là tổng giá trị mới được tạo ra

Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội bao gồm tổng tư liệu sản xuất và tổng tư liệu tiêu dùng. (trong đó có loại sản phẩm có thể vừa sử dụng cho sản xuất, đồng thời cũng có thể sử dụng cho tiêu dùng tùy theo mục đích. Ví dụ: điện dùng cho sản xuất là tư liệu sản xuất, còn điện dùng cho sinh hoạt là tư liệu tiêu dùng).

Hai khu vực của nền sản xuất xã hội

Khu vực I: sản xuất ra tư liệu sản xuất Khu vực II: sản xuất ra tư liệu tiêu dùng.

Sự phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực lớn, mang tính khái quát. Ngày nay người ta phân chia nền sản xuất xã hội thành các ngành như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Trong cùng một ngành có thể bao hàm cả hai khu vực. Ví dụ: công nghiệp cơ khí chế tạo máy thuộc khu vực I, nhưng công nghiệp hàng tiêu dùng lại thuộc khu vực II.

- Những giả định của Mác về tái sản xuất tư bản xã hội:

1) Nền kinh tế thuần túy chỉ có hai giai cấp là tư bản và công nhân. 2) Hàng hóa được bán đúng giá trị, giá cả bằng giá trị.

3) Cấu tạo hữu cơ tư bản không thay đổi.

4) Toàn bộ tư bản cố định chuyển hết vào sản phẩm trong 1 năm. 5) Nền kinh tế đóng, không xét đến ngoại thương.

Những giả định trên nhằm đơn giản hóa việc tính toán và thuận lợi cho việc nghiên cứu tái sản xuất, nó không làm mất đi ý nghĩa khoa học.

b. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội. bản xã hội.

Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ, không có tích lũy, toàn bộ giá trị thặng dư được các nhà tư bản tiêu dùng hết cho cá nhân và gia đình. Ví dụ: nhà tư bản đầu tư 10.000 USD để tiến hành sản xuất, trong đó có 8000 USD là tư bản bất biến, 2000 USD là tư bản khả biến, tỷ xuất giá trị thặng dư là 100%, hằng năm nhà tư bản thu được 2000 USD là giá trị thặng dư. Nếu hằng năm nhà tư bản tiêu dùng là 2000 USD cho cá nhân và gia đình thì quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ.

Năm thứ I: 8000c + 2000v + 2000m

Năm thứ II: 8000c + 2000v + 2000m …vân ..vv

Tóm lại: mục đích nghiên cứu tái sản xuất giản đơn của Mác là nhằm vạch rõ tư bản khả biến, hay quỹ lương là do lao động của giai cấp công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất để nuôi sống mình, đồng thời tạo ra giá trị thặng dư để nuôi sống nhà tư bản.

c. Tái sản xuất mở rộng

Tái sản xuất mở rộng là tái sản xuất với quy mô ngày càng lớn, có tích lũy và mở rộng sản xuất, khác với tái sản xuất giản đơn là nhà tư bản không tiêu dùng hết phần giá trị thặng dư mà tích lũy lại một phần để mở rộng sản xuất, bao gồm tăng thêm cho (c) và (v) của cả hai khu vực theo một tỷ lệ nhất định, ví dụ: 1.000 (tiêu dùng) Năm thứ I: 8000c + 2000v + 2000m 1.000 (tích lũy) 1.200 (tiêu dùng) Năm thứ II: 8800c + 2200v + 2200m 1.000 (tích lũy) Năm thứ III: 9600c + 2400v + 2400m V.V…

Tóm lại: tái sản xuất là biến một phần giá trị thặng dư để mở rộng sản xuất, tăng quy mô

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w