QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 44 - 46)

1. Khái niệm phủ định và đặc điểm của phủ định biện chứng

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó được gọi là phủ định. Trong lịch sử triết học quan điểm về phủ định cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ: Pi – ta - go cho rằng, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của sự vật cũ và phải trải qua một chu kì là 78 vạn năm. Còn triết học Phật giáo lại quan niệm kiếp người tuân theo vòng luân hồi và tuỳ thuộc vào kiếp trước. Những người theo quan điểm siêu hình lại coi sự phủ định là sự tiêu diệt xoá sạch hoàn toàn cái cũ, là sự phủ định sạch trơn, là chấm dứt hoàn toàn sự vận động phát triển của sự vật.

- Bác bỏ các quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định phủ định là sự phát triển tự thân vận động mang tính khách quan, tính kế thừa.

+ Tính khách quan, sự vật cũ mất, đi sự vật mới ra đời là một tất yếu, không ai có thể cưỡng lại được, nguyên nhân của sự phủ định ấy là do đấu tranh của các mặt đối lập nằm ngay ở bên trong của các sự vật hiện tượng, chứ không phải từ bên ngoài .

+ Tính kế thừa, sự vật cũ mất, đi sự vật mới ra đời là một tất yếu, nhưng cái mới ra đời nó không loại bỏ hoàn toàn cái cũ, mà nó chỉ gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời lạc hậu của cái cũ, và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, tích cực, bổ sung vào cái mới. Ví dụ: trong sinh vật các giống loài đều có tính di truyền là kế thừa các yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, còn trong lịch sử pht triển của xã hội loài người, xã hội mới ra đời là trên cơ sở kế thừa những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội trước, đồng thời bổ sung thêm những giá trị mới. Trong lĩnh vực nhận thức, các học thuyết khoa học ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những giá trị của các học thuyết khoa học ra đời trước.

2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định

Trong sự vận động của vật chất, sợi dây chuyền phủ định của phủ định là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, rồi đến lượt cái mới này lại trở thành cái cũ và bị cái mới khác phủ định. Sự phát triển của thế giới thông qua vô số lần phủ định trải qua từ thấp đến cao có tính chu kì, không có phủ định cuối cùng. Ví dụ: hạt lúa – cây – lúa - bông lúa. Cây lúa phủ định hạt lúa rồi đến lượt bông lúa phủ định cây lúa. Phủ định lần thứ nhất là bước trung gian, là quá trình chọn lọc. Phủ định lần thứ hai giống như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn gọi là phủ định của phủ định, sự vật đơn giản ít ra cũng phải qua hai lần phủ định mới có được sự phát triển. Còn các sự vật phức tạp thì số lần phủ định có thể trải qua nhiều lần trung gian. Ví dụ, vòng đời của con tằm: con tằm - kén - bướm - trứng - con tằm. Phủ định của phủ định là hoàn thành một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ mới và cứ thế tiếp tục mãi mãi, vô tận tạo nên hình thái “xoáy trôn ốc” của sự phát triển.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

- Quá trình phát triển không phải bao giờ cũng đi theo một đường thẳng, mà nó diễn ra quanh co, phức tạp, có nhiều chu kỳ. Chu kỳ sau tiến bộ hơn chu kỳ trước. Do đó, chúng ta phải hiểu nếu sự vật có ích lợi cho con người thì phải đẩy nhanh sự phát triển của nó, còn nếu có hại thì phải kìm hãm sự phát triển của nó.

-

- Theo quy luật phủ định của phủ định, cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu, cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ. Điều này tránh cho chúng ta thái độ phủ định sạch trơn cái cũ. Chính vì thế, trong hoạt động chúng ta phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ nó, vì cái mới ra đời thường còn non yếu, vì vậy chúng ta phải ra sức bồi dưỡng, tạo điều kiện để cho nó chiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó. Trong khi đấu tranh chống lại cái cũ chúng ta phải biết chọn lọc, cải tạo cái cũ để nó phù hợp với điều kiện mới, phải biết trân trọng những giá trị của quá

khứ. Đồng thời, chúng ta phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy những cái đã già cỗi lỗi thời cản trở sự phát triển của con người và xã hội.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 44 - 46)