Thực tiễn và vai trị của thực tiễn đối với nhận thức

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 47 - 48)

VII. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1 Một số quan điểm triết học trước Mác về nhận thức

3. Thực tiễn và vai trị của thực tiễn đối với nhận thức

a. Khái niệm: thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Thực tiễn rất đa dạng, nhưng có ba hình thức cơ bản sau đây: + Một là, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất.

+ Hai là, hoạt động đấu tranh chính trị xã hội. + Ba là, hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học.

- Trong ba lĩnh vực trên thì hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là dạng hoạt động cơ bản nhất đối với nhận thức. Bởi vì trong lao động sản xuất mà không nhận thức được các quy luật vận động của hiện thực khách quan thì không thể sản xuất ra của cải vật chất được con người sẽ chết đói, xã hội cũng không thể tồn tại phát triển được và suy cho cùng thì các dạng hoạt động thực tiễn khác như hoạt động chính trị, hoạt động khoa học nghệ thuật, tôn giáo cũng đều từ lao động sản xuất mà ra và cũng chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, do đó các lĩnh vực này đều có mối liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, vì vậy nhận thức bao giờ cũng mang tính lịch sử – xã hội.

b. Vai trị của thực tiễn đối với nhận thức:

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Thực tiễn là tất cả những gì xung quanh chúng ta, có liên quan tới cuộc sống của con người, kể cả tự nhiên và xã hội, vì vậy chúng đều là đối tượng nhận thức của con người, nếu con người nhận thức được các quy luật vận động của chúng thì hành động mới thành công, còn nếu nhận thức sai lầm sẽ thất bại.

- Thực tiễn là động lực của nhận thức:

Thực tiễn cuộc sống luôn luôn vận động và đặt ra những vấn đề buộc con người phải tìm cách giải quyết, chẳng hạn như vấn đề lương thực, thực phẩm, năng lượng, dân

số, xung đột sắc tộc, khủng bố, chạy đua vũ trang, chiến tranh hủy diệt, xung đột tôn giáo, và những căn bệnh hiểm nghèo của thời đại…Những vấn đề đó đặt ra buộc con người phải suy nghĩ, phải tìm cách nhận thức, nếu không nhận thức được thì con người, xã hội loài người sẽ không phát triển được. Chính vì vậy mà các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên nối tiếp nhau ra đời ngày càng cao hơn, hiện đại hơn… giúp cho con người tiếp tục khám phá những bí ẩn của thế giới thuận lợi hơn.

- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:

Chính vì nhu cầu ăn, ở, mặc mà con người không ngừng phải khám phá, chinh phục và cải tạo thế giới, và thông qua hoạt động ấy mà con người dần dần nhận thức được các đặc tính, các thuộc tính, các quy luật vận động của các sự vật hiện tượng. Vì vậy, con người càng đi sâu khám phá thế giới thì thực tiễn càng cung cấp thêm những kinh nghiệm tạo điều kiện cho nhận thức phát triển. Do đó, không có hoạt động thực tiễn, thì không có nhận thức, không có lí luận, không có khoa học. Đồng thời thông qua lao động mà các giác quan của con người, đặc biệt là bộ óc không ngừng hoàn thiện, tạo điều kiện cho nhận thức chính xác hơn.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

Có thể nói toàn bộ kiến thức của nhân loại đều được tổng kết từ thực tiễn. Những kiến thức đó được phổ biến bằng trực tiếp, hay gián tiếp cho người khác, cho đời sau. Nhưng để biết được nhận thức nào đúng hay sai thì không có con đường nào khác là phải đưa trở về với thực tiễn để kiểm nghiệm, nếu giữa lý luận và thực tiễn phù hợp thì đó là chân lí. Đồng thời cũng qua thực tiễn để tiếp tục bổ sung thêm vào những nhận thức trước đó. Ngoài thực tiễn ra thì khơng cịn đường nào khác để kiểm tra nhận thức và chỉ có thông qua thực tiễn mới kiểm tra được nhận thức có phản ánh đúng hay không. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không nhất thiết phải trải qua thực tiễn mới biết được nhận thức đúng hay sai, mà người ta có thể thông qua những tiêu chuẩn của lôgíc, tức là theo những quy tắc lôgíc để chứng minh. Song suy đến cùng những quy tắc ấy cũng đã được chứng minh trong thực tiễn thì mới trở thành tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức của con người. Cho nên xét đến cùng thì thực tiễn vẫn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w