Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổ

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 156 - 157)

III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘ

a. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổ

Chủ nghĩa tư bản hiện đại từ những năm 60 của thế kỷ XX đã tiến hành những bước điều chỉnh để thích nghi, trước mắt hiện đang còn có tiềm năng phát triển kinh tế nhờ ứng dụng được những thành tựu mới của khoa học – công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính sách xã hội. Tuy vậy, Chủ

nghĩa tư bản trước đây và hiện nay vẫn không hề thay đổi về bản chất. Xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn là một chế độ áp bức bóc lột, đầy dẫy những bất công (Thế giới ngày nay vẫn có đến 1,2 tỷ người phải chịu nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới 1 USD/ ngày; 2,5 tỷ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 250 tỷ phú giàu nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động toàn thế giới, tức là khoảng 1 tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau; tại hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người giảm đi so với thập niên trước, hàng ngày có đến 30.000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu sống; số người mù chữ lên đến hơn 800 triệu người).

Mâu thuẫn cơ bản, vốn có của nó, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất diễn ra ngày càng sâu sắc. Về mặt xã hội, đó là mâu thuẫn giữa 2 giai cấp cơ bản trong xã hội (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản) diễn ra dưới những hình thức và nội dung mới không kém phần quyết liệt.

Mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn (Mỹ – Tây Au – Nhật Bản) tiếp tục phát triển. Chính sự vận động của các mâu thuẫn nội tại nói trên và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và các dân tộc trong hệ thống các nước tư bản sẽ quyết định số phận của Chủ nghĩa tư bản.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa mac lênin (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w