Khi tiến hành công nghiệp hóa (CNH) và hội nhập KTQT, nền kinh tế Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều ở điểm xuất phát thấp

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 61 - 63)

- Tác động xấu đến môi trường sinh thá

3.2.1.1.Khi tiến hành công nghiệp hóa (CNH) và hội nhập KTQT, nền kinh tế Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều ở điểm xuất phát thấp

tế Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều ở điểm xuất phát thấp

Đối với Thái Lan: trước năm 1960, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu. Rừng chiếm 28% diện tích cả nước, đất canh tác chiếm 41%. Ở thời kỳ này, nông nghiệp chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan, lao động nông nghiệp chiếm 82% tổng số lao động. Đến cuối giai đoạn này, kinh tế Thái Lan vẫn còn rất èo uột, thu nhập GNP bình quân đầu người thấp kém hơn hẳn một số nước trong khu vực. Đến năm 1962 GNP bình quân đầu người của Thái Lan mới chỉ có 82 USD.

Đối với Malaysia: Cơ cấu GDP năm 1955, ngành nông nghiệp chiếm 40.2%, dịch vụ 42.3%, khai khoáng và quặng chiếm 6.3%, xây dựng chiếm 3% cong công nghiệp chỉ chiếm 8.2%. Tỷ lệ tăng GDP trong thời kỳ 1956-1960 là 4.1% và cơ cấu GDP giai đoạn này: Tiêu dùng chiếm 89.2%, đầu tư chỉ có 12.6%. Sau thời gian thực hiện chiến lược CNH thay thế nhập khẩu, kể từ khi giành được độc lập dân tộc năm 1957, nền kinh tế Malaysia đã thu được một số thành quả nhất định, nhưng vẫn chưa có sự chuyển đổi mạnh mẽ, sản phẩm công nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tình trạng nghèo đói còn phổ biến, GNP bình quân đầu người năm 1968: 370

USD, đến năm 1970 cũng chỉ đạt 390 USD. Trong nông nghiệp có tới 70% hộ gia đình thuộc diện nghèo đói. Năm 1970, nông nghiệp vẫn chiếm 32%, công nghiệp 24.7% và dịch vụ 43.3%.

Còn ở Việt Nam sau khi thống nhất đất nước, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở miền Bắc được áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế nhưng nền kinh tế từ 1976-1980 vẫn gặp nhiều khó khăn và mâu thuẫn gay gắt, tăng trưởng chậm chạp, thậm chí giảm sút và đi vào khủng hoảng. Từ 1981, bước đầu đã có sự đổi mới về cơ chế quản lý với Chỉ thị 100/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp; Quyết định số 25/CP của Chính phủ về những biện pháp mở rộng quyền tự chủ trong kinh doanh đối với xí nghiệp quốc doanh. Nhờ đó từ 1981-1985, nền kinh tế tăng trưởng khá hơn, GDP tăng bình quân 6.4%, nhưng lạm phát lại nghiêm trọng. Cơ cấu GNP: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 48.08%, ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 28.88% và ngành dịch vụ 33.05%. Quy mô công nghiệp còn nhỏ bé, lao động chủ yếu là thủ công, năng suất thấp, giá trị tổng sản lượng công nghiệp bình quân tăng 5.2%/năm, chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Trước tình hình đó, đại hội VI của Đảng (12/1986) được đánh dấu là một mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế đất nước, trong đó chủ trương “Công bố chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố luật đầu tư, cần có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh” [8, tr89].

Để phát triển kinh tế đất nước và thực hiện CNH từ nền kinh tế ở trình độ công nghệ thấp kém, chủ yếu dựa vào công nghệ sử dụng nhiều lao động, cả ba nước đều thấy được vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI và có chính sách khuyến khích đầu tư cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội đất nước và những chuyển biến trong xu thế hội nhập KTQT. Đồng thời ba nước đều chú trọng đến việc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập KTQT.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 61 - 63)