Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với FD

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 30 - 35)

- Theo ngành kinh tế:

2.2.1.6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với FD

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI, Malaysia thực hiện công tác quản lý và tiếp nhận FDI theo cơ chế “một cửa”. Từ năm 1998, MIDA là đầu mối duy nhất giúp các nhà đầu tư hoàn tất thủ tục trong việc cấp giấy phép thành lập và đi vào hoạt động. Tại MIDA, tất cả các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Phát triển nguồn nhân lực, Cục nhập cảnh, Cục Hải quan, Cục thuế vụ, Cục Môi trường,… có trách nhiệm cử các chuyên gia có năng lực đến làm việc để phối hợp giải quyết công việc nhằm giảm các thủ tục hành chính, tránh sự chồng chéo, rườm rà. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của MIDA rất rộng: có thể nhanh chóng đưa ra những khuyến khích trọn gói đối với các dự án FDI trọng điểm; phê duyệt tất cả các dự án cấp liên bang, cung cấp các dịch vụ sau đầu tư; đứng ra giải quyết các vướng mắc giữa nhà đầu tư với chính quyền địa phương…Ngoài trụ sở chính ở Kuala Lumpur, MIDA còn có 16 văn phòng ở nước ngoài và chi nhánh ở các bang thuộc Malaysia để cung cấp dịch vụ cũng như hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài.

Malaysia bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến FDI theo các nguyên tắc và quy định của Luật pháp quốc tế, kể cả vấn đề trọng tài nhằm tạo sự yên tâm, tin tưởng cho các nhà đầu tư. Malaysia đã thành lập ủy ban giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư của người nước ngoài; đầu năm 2003, thành lập Ủy ban nội các phụ trách các vấn đề cạnh tranh để làm nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan hữu quan của Chính phủ tiến hành cải cách hệ thống dịch vụ công cộng như thủ tục hành chính, đất đai, thương hiệu, cấp giấy phép hoạt động… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Về cải cách thủ tục hành chính, ngay từ năm 2000, Malaysia đã thực hiện cải cách hệ thống quản lý thuế bằng việc đưa ra “hệ thống tự đánh giá” thay cho “hệ thống đánh giá chính thức” áp dụng trước đó. Đây là hình thức đổi mới phù hợp với những đòi hỏi trong điều kiện hội nhập KTQT. Nhiều kế hoạch cải cách được tiến hành trong năm 2004, trong đó đặc biệt xóa bỏ tệ quan liêu hành chính, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động điều hành, quản lý của Chính phủ; thực hiện đơn giản hóa thủ tục cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua bán đất.

Các chính sách, biện pháp mà Malaysia áp dụng trong thời gian qua đã đem lại nhiều tác động tích cực trong thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế đất nước, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần xem xét như sau:

+ Những mặt tích cực trong chính sách thu hút FDI:

* Chính sách điều chỉnh đối với nền kinh tế và thu hút FDI diễn ra khá đồng bộ và kịp thời đã đem lại tác động tích cực đến sự phục hồi và phát triển kinh tế Malaysia sau khủng hoảng

Trước bối cảnh hết sức khó khăn do phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng, vốn nước ngoài ngắn hạn ồ ạt rút ra khỏi đất nước và dòng FDI chảy vào giảm nói chung, chính sách thu hút FDI nói riêng. Trong hệ thống chính sách được thực thi ở Malaysia, có chính sách mang tính cấp bách, tình thế; có chính sách mang tính chiến lược, lâu dài đối với thu hút FDI. Nhưng xu hướng chung của việc điều chỉnh là mở cửa, tự do hóa và thông thoáng hơn; chuyển từ ngăn cấm trước đây sang cho phép có giới hạn hoặc cho phép và tự do hóa hoàn toàn. Có những chính sách Malaixia áp dụng mang tính sáng tạo, quyết đoán cao như việc từ chối sự giúp đỡ của IMF về khắc phục khủng hoảng theo cách mà IMF đã áp dụng với nhiều nước khác, để Malaysia thực hiện những thay đổi chính sách theo cách riêng của mình và đã có kết quả trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, hôi phục dòng FDI.

Về kết quả thu hút FDI, do ảnh hưởng của khủng hoảng làm cho không chỉ giảm các dự án mới, mà ngay cả một số dự án đã và đang triển khai cũng phải tạm dừng, thậm chí hủy bỏ và rút vốn ra khỏi Malaixia. Nhưng với việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI, đến năm 1999 dòng FDI vào Malaysia đã được phục hồi và đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong số các nước bị khủng hoảng. Thời kỳ đầu những năm 2000, trong bối

cảnh dòng

20,5%; năm 2003 giảm 12,1%) do các nguyên nhân từ sự trì trệ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản; tình hình thiên tai, dịch bệnh (SARS, cúm gà...) lây lan; sự giảm sút của hoạt động hàng không, du lịch... Phải đến năm 2004, dòng FDI toàn cầu mới được phục hồi (tăng trưởng 31,2%) nhưng cũng chỉ bằng 50% năm 2000. Dòng FDI vào Malaysia cũng bị ảnh hưởng rất lớn, giảm tới 85% năm 2001, nhưng ngay năm 2002 đã bắt đầu phục hồi. Điều đó cho thấy, trong bối cảnh dòng FDI thế giới có nhiều biến động và giảm sút mạnh, dòng FDI vào các nước khu vực ASEAN, trong đó có Malaysia cũng bị giảm theo, chưa kể lại vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ một số thị trường mới nổi như Trung Quốc, ấn Độ và các nước trong khu vực, nhưng nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời và hiệu quả, sự ổn định về môi trường chính trị - xã hội nên Malaysia vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn của FDI. Theo đánh giá của UNCTAD, Malaysia lọt vào Top 10 nước thu hút FDI nhiều nhất năm 2002 trong số các nước ĐPT. So sánh giữa các nước trong khu vực, Malaysia vẫn đứng thứ 2 về thu hút FDI trong thời kỳ từ 1995 đến 2004, chỉ sau Xingapo, còn lại cao hơn các nước khác

Không chỉ thu hút được nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển, giúp cho việc tăng trưởng kinh tế, thông qua thu hút FDI thời kỳ này, Malaysia đã tiếp nhận có hiệu quả công nghệ tiến tiến từ nước ngoài, góp phần rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển. Đặc biệt, một số công nghệ hiện đại của Mỹ, Nhật Bản đã được chuyển giao vào ngành điện và điện tử, đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế Malaysia. Qua đó đã góp phần đưa Malaysia là một trong những quốc gia sản xuất chất bán dẫn và đĩa cứng hàng đầu thế giới.

* Chính sách thu hút FDI đã hướng hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước gắn liền với xu thế phát triển của kinh tế tri thức và phát huy lợi thế so sánh trong hội nhập KTQT

Trong nội bộ các ngành kinh tế, cơ cấu nguồn FDI đầu tư vào từng ngành cũng thuận chiều với những thay đổi về cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng sản phẩm có giá trị cao và phục vụ xuất khẩu. Xu hướng chung là tiếp tục tăng nhanh vào các ngành có công nghệ, kỹ thuật cao, nhất là công nghiệp điện và điện tử. Chẳng hạn, năm 1998, 4 ngành hóa chất, dầu mỏ, điện và điện tử, kim loại cơ bản chiếm tới hơn 72% tổng vốn FDI; năm 1999, trong tổng số 12,3 tỷ RM (~ 3.236 tỷ USD) vốn FDI đầu tư vào công nghiệp chế tạo, thì 3 ngành (điện tử và điện lực, dầu mỏ, công nghiệp in và sản xuất giầy da) chiếm tới 82,1%.

Một điểm đáng lưu ý khác, ngành điện và điện tử thời gian này bị tác động rất mạnh của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và sự giảm giá hàng điện tử trên thế giới bắt đầu từ năm 1996, nhưng khu vực này vẫn thu hút được nguồn FDI khá cao chứng tỏ Malaysia vẫn duy trì được ưu thế cạnh tranh, bất chấp cuộc cải cách công nghiệp trên toàn thế giới và sự tham gia cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, ấn Độ.

* Chính sách điều chỉnh trong thu hút FDI góp phần mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Những điều chỉnh chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư, về liên kết kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng đã góp phần phục hồi nhanh nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Malaysia sau khủng hoảng. Thực tế, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Malaixia đã tăng từ 60,9 tỷ USD năm 1998 lên 63,6 tỷ USD năm 1999, 79,6 tỷ USD năm 2000 và 80 tỷ USD năm 2003. Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế và định hướng thu hút FDI vào các ngành kinh tế đã làm cho cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Malaysia chuyển mạnh sang các sản phẩm thuộc công nghiệp chế tạo, nhất là các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao. Chẳng hạn, năm 1998 khu vực chế tạo đóng góp 80% giá trị xuất khẩu. Sự tăng trưởng nhanh về xuất khẩu đã đóng góp tích cực vào cân bằng thu chi ngân ách, cải thiện cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ của Malaysia.

Cùng với sự phục hồi của thị trường điện tử thế giới, thời kỳ này Malaixia đã mở rộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước trong khu vực. Ngoài ra, thông qua các biện pháp ổn định khu vực tài chính - tiền tệ, hệ thống ngân hàng đã được cải tổ, các khoản nợ xấu đã được xử lý, qua đó làm cho các cơ sở sản xuất trong nước từng bước nâng cao năng lực sản xuất và khả năng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Có nghĩa là góp phần tạo khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế, và thực tế năng lực cạnh tranh của Malaixia trong những năm qua được đánh giá tăng lên.

+Một số hạn chế của chính sách thu hút FDI

* Chính sách của nhà nước vẫn còn tạo những rào cản đối với FDI

Sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997, Malaysia đã có chính sách điều chỉnh môi trường đầu tư thông thoáng hơn nhưng vẫn chưa khắc phục được việc quá ưu đãi với các nhà đầu tư trong nước so với các nhà đầu tư nước ngoài ở một số ngành, lĩnh vực kinh tế khiến dòng FDI vào các ngành, lĩnh vực này có nhiều hạn chế. Trong hợp tác đầu tư, mặc dầu Malaysia đã nhiều lần điều chỉnh, nới lỏng các quy định này, nhưng vẫn còn một số lĩnh vực chưa hoàn toàn tự do hóa, chẳng hạn vẫn còn quy định các công

ty mà người lãnh đạo không phải là người bản địa sẽ không được tham gia đấu thầu các dự án nhà nước. Việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu đối với người nước ngoài cũng vẫn chưa thực sự thông thoáng trên tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế nên phần nào cũng còn ảnh hưởng đến sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

* Chính sách thu hút FDI nhằm thúc đẩy chiến lược CNH HVXK cũng bộc lộ những hạn chế

Mặt trái trong sự phát triển của nền kinh tế Malaixia chủ yếu dựa vào xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo, trong đó chủ yếu là ngành điện và điện tử với những đối tác chính là Mỹ, Nhật Bản… đã làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài, nhất là các nước phát triển. Do vậy, khi nền kinh tế các nước là đối tác thương mại chủ yếu nhập khẩu những sản phẩm trên có biến động hay suy thoái sẽ có những tác động xấu tới sự phát triển chung của nền kinh tế Malaysia.

Trong quá trình thu hút FDI, Malaysia luôn phải đứng trước tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" khi giải quyết vấn đề tỷ trọng giá trị nhập khẩu cao so với giá trị xuất khẩu. Nếu hạn chế nhập khẩu thì các công ty FDI không đủ nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu khi trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu đầu vào của các công ty này. Hành động này sẽ làm hạn chế xuất khẩu và không khuyến khích được FDI. Ngược lại, nếu đẩy mạnh xuất khẩu chủ yếu dựa vào tăng nhập khẩu thì phần giá trị gia tăng sẽ thấp và không mở rộng được các liên kết với các công ty nội địa. Thời gian gần đây, Malaysia đã có những nỗ lực nâng cao khả năng khoa học và công nghệ trong nước để phát triển một số ngành công nghiệp nội địa nhằm cung cấp nguyên liệu và dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Điều đó đã làm giảm bớt những hạn chế nêu trên và góp phần cải thiện tính cân đối trong cán cân thương mại quốc tế. * Trong chính sách thu hút FDI vẫn thiếu những hành động tích cực với nhà đầu tư để giải quyết vấn đề môi sinh, môi trường.

Vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững đặt ra cho mọi quốc gia trên thế giới trước tình trạng ô nhiễm môi sinh, môi trường đang diễn ra tới mức báo động. Thực tế trong quá trình giải quyết vấn đề này, Malaysia luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa bảo vệ môi trường và tính hấp dẫn của các khuyến khích đầu tư nước ngoài. Điều đó có nghĩa là, nếu tăng các quy chế, thuế bảo vệ môi trường thì sẽ làm giảm đi tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài ở Malaysia trong bối cảnh có sự cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các nước trong khu vực và quốc tế. Vì thế, trong thời gian qua Malaysia đã có những quy định chặt chẽ hơn về bảo vệ

môi trường, nhưng cũng chưa thật triệt để, kiên quyết và còn phải có nhiều thời gian hơn nữa mới hy vọng giải quyết được.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w