0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Thu hút FDI phải gắn với phát triển bền vững

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 70 -74 )

- Tác động xấu đến môi trường sinh thá

3.3.2. Thu hút FDI phải gắn với phát triển bền vững

Thập kỷ mới đang mở ra với những đòi hỏi và thách thức mới trên tất cả các phương tiện và lĩnh vực của nền kinh tế. Riêng đối với đầu tư nước ngoài, một chiến lược mới cũng cần được hoạch định ngay từ bây giờ để có thể huy động và sử dụng tốt nhất nguồn vốn quan trọng này cho sự phát triển kinh tế đất nước theo hướng bền vững.

Tháng 7/2010, Hội nghị thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố “Báo cáo đầu tư nước ngoài năm 2010” với thông điệp “Đầu tư để có nền kinh tế ít các bon”, bởi vì nhân loại đang đứng trước thảm họa khó lường về tình trạng trái đất nóng lên làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, bão tố, lũ lụt đe họa tăng trưởng kinh tế và tính mạng của hàng trăm triệu người trên hành tinh chúng ta.

Thông điệp đó phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước ta trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, đã được thể hiện tại các văn bản của Chính phủ: “Định hướng phát triển bền vững” và “Chiến lược phát triển sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”.

Chiến lược mới về FDI cần được hình thành trên cơ sở khảo sát và đánh giá khách quan thực trạng thu hút FDI thời kỳ 2001 – 2010, định hướng, mục tiêu của Chiến lược kinh tế xã hội 2011 -2020, xu thế phát triển của FDI thế giới sau khủng hoảng kinh tế với sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và TNCs.

Chiến lược mới về FDI cần hình thành theo bốn định hướng lớn: 1) Chất lượng và hiệu quả cao; 2) Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon; 3) có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án; 4) lao động có kỹ thuật cao.

Chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của Chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và địa phương, phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép coi là tiêu chí hàng đầu khi thẩm định dự án đầu tư.

Những vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả luôn phải được đặt ra khi thẩm định: 1) Dự án FDI có phù hợp với quy hoạch ngành, định hướng phát triển của vùng lãnh thổ và của địa phương; 2) Đưa lại lợi ích gì cho địa phương như thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng cao; 3) có làm tổn hại gì đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng

dân cư; và 4) có nên dành cho doanh nghiệp trong nước để hình thành đội ngũ doanh nghiệp dân tộc hùng mạnh.

Về nguyên tắc, FDI không phải là bắt buộc đối với một quốc gia. Chính phủ các nước có quyền lựa chọn dự án và đối tác đầu tư một cách chủ động, từ chối cấp phép những dự án FDI không đảm bảo tiêu chuẩn lao động, tiền lương, không phù hợp với lợi ích cộng đồng, không đảm bảo an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu chứ không phải để chế biến làm gia tăng giá trị sản phẩm, dự án trồng rừng có liên quan đến an ninh quốc gia ở các vùng biên giới.

Nhà nước đề ra định hướng thu hút FDI đối với ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững, khuyến khích với các ưu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiện môi trường như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng cao ốc xanh và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới.

Thực tế cũng đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung pháp luật như Luật lao động để điều chỉnh tốt hơn việc xung đột quyền lợi giữa chủ và thợ, vai trò của tổ chức công đoàn đối với việc bảo vệ quyền lợi người lao động, luật về môi trường, nhất là các chế tài xử lý các vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các quy tắc, tiêu chuẩn về lao động, tiền lương, môi trường, hướng dẫn doanh nghiệp FDI thực hiện đúng các quy định của nhà nước. Thực tế cũng cho thấy rằng, hiệu năng quản lý nhà nước được quyết định bằng “hậu kiểm”, chứ không phải bằng những văn bản “vô hồn” của các doanh nghiệp trình với các cơ quan công quyền.

Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon đòi hỏi khắt khe đối với FDI, bởi vì đã có hiện tượng một số nước lớn có ý đồ và trên thực tế đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang nước ta các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thải nhiều khí các bon; nếu không cảnh giác thì “lợi bất cập hại”, khó lường trước hậu quả tiêu cực.

Vấn đề đó có liên quan đến việc chủ động lựa chọn dự án FDI của các cơ quan nhà nước địa phương, không thể dễ dãi, tùy tiện, cả tin vào “những bánh vẽ” của một số nhà đầu tư, mà phải trên căn bản lợi ích lâu dài của đất nước. Bởi vì, nếu các nhà đầu tư quốc tế có quyền lựa chọn địa điểm và nước để họ thực hiện dự án thì nước chủ nhà có quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho cộng đồng dân cư.

Việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường, thực hiện nguyên tắc “Đối xử quốc gia” trong các hiệp định quốc tế không làm mất đi chủ quyền của nước ta; hơn nữa từ khi hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chịu khá nhiều thua thiệt trong đầu tư và buôn bán quốc tế, khi các nước dùng luật pháp để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp của họ.

Do đó, khi thẩm định dự án công nghiệp cần đòi hỏi nhà đầu tư phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, có công nghệ để phát thải ít các bon nhất theo mức tiên tiến của thế giới.

Năng lượng là tác nhân chính của hiệu ứng nhà kính, nước ta có tốc độ tiệu thụ điện năng hàng năm khá cao 14-15%. Do vậy, khi cấp phép các dự án FDI cần đòi hỏi khắt khe công nghệ giảm thiểu phát thải khí các bon, đối với nhà máy đang hoạt động cần có lịch trình yêu cầu cam kết giảm thiểu phát thải khí các bon. Cũng cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với các dự án năng lượng tái tạo, thay thế từ các nguồn rác thải, điện mặt trời, điện gió bởi vì suất đầu tư vào những ngành này khá cao, giá thành vượt nhiều lần giá điện thương phẩm hiện nay, do vậy kinh nghiệm quốc tế chỉ khi nào có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nước và bằng cơ chế cạnh tranh, thông qua đấu thầu minh bạch mới có thể phát triển nhanh các nguồn năng lượng mới.

Thực tế của việc chuyển giao công nghệ trong FDI cho thấy rằng, đã có những ngành kinh tế nước ta nhờ biết học hỏi, đào tạo đội ngũ cán bộ nên đã tiếp thu và chuyển hóa công nghệ thích ứng với tình hình phát triển đất nước, vươn lên trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận được trình độ quốc tế. Điển hình là ngành viễn thông, từ khi còn cấm vận quốc tế đối với nước ta đã biết khai thác tốt việc hợp tác với Teltra (Australia), có cơ chế cạnh tranh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp như Viettel và các nhà cung cấp khác nên đã tiến bộ vượt bậc về công nghệ và thị trường. Trong tình hình mới các cam kết về chuyển giao công nghệ cần được coi trọng hơn trong khi thẩm định các dự án FDI, bởi vì mặc dù vốn đầu tư vẫn là một mục tiêu quan trọng thu hút FDI nhưng để có chuyển biến về chất lượng trong quá trình công nghiệp hóa thì công nghệ phải được ưu tiên.

Việc chuyển nhanh từ lợi thế về lao động phổ thông sang lao động có kỹ năng để thích ứng với giai đoạn mới của sự phát triển vừa đạt được đồng thời hai mục tiêu: một là, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông dành ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là dịch vụ là lĩnh vực đòi hỏi ít vốn đầu tư nhưng giải quyết

dịch vụ cao thì thu hút FDI với cam kết về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, để hình thành đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật ngang tầm khu vực và tiếp cận tầm quốc tế như cách mà Thái Lan đã làm nên đã có những người Thái đảm nhiệm các chức vụ cao trong một số tổ chức quốc tế như Tổng giám đốc WTO.

Chính phủ đã có những chỉ dẫn về FDI trong giáo dục và đào tạo, tuy vậy, cho đến nay chưa có những trường đại học quốc tế hàng đầu thế giới hợp tác liên doanh với đại học trong nước, xây dựng cơ sở đào tạo và cử các giáo sư giỏi đến Việt Nam; thậm chí đâu đó còn lợi dụng danh nghĩa “đại học quốc tế” cấp bằng giả cho mội số người, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền một vài địa phương.

Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục khác với công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi phải có chính sách ưu đãi thích đáng ứng với đặc thù của đào tạo nguồn nhân lực, các hình thức hợp tác cũng cần được lựa chọn tùy thuộc vào đối tác bên ngoài và cơ sở đào tạo trong nước. Việc đẩy nhanh hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ của các trường đại học, cao đẳng dạy nghề ở nước ta đòi hỏi phải khảo sát cả mô hình thành công và thất bại, tổng kết thực tiễn ngiêm túc mới có thể tìm ra phương thức, cơ chế hợp tác và giải pháp thích hợp.

Nhà nước cần bổ sung những nội dung liên quan đến FDI và phát triển bền vững trong các hiệp định song phương về đầu tư và quy tắc đầu tư trong các hiệp định thương mại, để xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, của nước chủ nhà và của nước quê hương của nhà đầu tư. Tất nhiên, để thu hút đầu tư nước ngoài thì mỗi nước phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư theo thông lệ quốc tế, nhưng nhà đầu tư cũng phải tôn trọng tính đặc thù của mỗi nước, các mục tiêu và định hướng và những ưu tiên trong từng chiến lược phát triển, bởi vì điều đó phản ánh sự chia sẻ lợi ích của nhà đầu tư và nước chủ nhà.

Vốn FDI tiếp tục đổ vào nước ta ngày một nhiều hơn; nước ta cũng cần có nguồn vốn đó để đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế. Các bài học thành công và thất bại trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong đó có thu hút FDI là tài sản quý giá để người Việt Nam khôn ngoan hơn trong việc tiếp nhận vốn đầu tư quốc tế có hiệu quả hơn và phát triển bền vững.

Đầu tư, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo cuộc sống tốt hơn và bền vững hơn cho con người. Nếu cuối cùng, đầu tư và FDI không làm tăng no ấm và hạnh phúc cho mọi người theo hướng bền vững thì không nên tiến hành đầu tư và càng không nên theo đuổi nó.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ VẬN DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 70 -74 )

×