Đổi mới quản lý nhà nước đối với FD

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 52)

- Theo hình thức đầu tư:

3.1.2.5. Đổi mới quản lý nhà nước đối với FD

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động FDI từng bước được cải tiến theo hướng thuận lợi, thông thoáng hơn. Đặc biệt từ năm 2000 khi sửa đổi luật đầu tư, Nhà nước đã khuyến khích các địa phương áp dụng cơ chế “một cửa” khi làm thủ tục cấp giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phân cấp cho các ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, thành phố rộng hơn về công tác này. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bất cập: thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, quy trình phê chuẩn qua nhiều trung gian gây tốn kém thời gian, tăng chi phí làm cản trở các nhà đầu tư; các quy định và hướng dẫn của các cơ quan chức năng tính thống nhất chưa cao, thậm chí mâu thuẫn chồng chéo trong thực thi công tác thẩm định; một số quy định pháp luật chỉ có tính định hướng, dẫn đến nhận thức và triển khai khác nhau là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhà đầu tư của một số cán bộ công chức.

Luật đầu tư năm 2005 đã có những quy định cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm nhẹ các thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, giảm thiểu cơ chế “xin – cho”, minh bạch hóa, hợp lý hóa và phân cấp quản lý mạnh mẽ cho địa phương. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần đăng ký để được nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay vì trước đây phải xin phép đầu tư. Dự án đầu tư có quy mô vốn trên 300 tỷ đồng mới phải thẩm tra đầu tư. Những ưu đãi đầu tư được ghi ngay vào giấy chứng nhận đầu tư thay vì trước đây nhà đầu tư nước ngoài phải xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w