Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam 1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về thu hút FD

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 74 - 75)

- Tác động xấu đến môi trường sinh thá

3.4.Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam 1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về thu hút FD

3.4.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về thu hút FDI

Trong mấy thập kỷ qua, việc thu hút FDI của Thái Lan và Malaysia luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của 2 nước này và có sự đóng vào sự tăng trưởng kinh tế của các ngành, các lĩnh vực theo như mục tiêu của nhà nước đã đề ra. Điều này có ý nghĩa tham khảo trong thu hút FDI với nước ta khi tình hình trong nước và quốc tế đã có những thay đổi lớn và có ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hút FDI hiện nay. Từ kinh nghiệm của các nước trên cho thấy, cần phải có sự đa dạng về đối tác, hình thức, phương thức thu hút FDI vào các lĩnh vực, các ngành kinh tế trên cơ sở xem xét phát huy các lợi thế kinh tế của đất nước.

Thực tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam đang có lợi thế: Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có đức tính cần cù, khéo tay, học hỏi nhanh, nếu được đào tạo tốt sẽ tạo ra nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao. Có nguồn tài nguyên đất đai, rừng, biển, khoáng sản (nhất là dầu khí, đá quý) rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện nhiều nước đang dần cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Với vị trí địa lý thuận lợi, đặc biệt là lợi thế về biển có thể phát triển các dịch vụ giao thông hàng hải, hàng không quốc tế. Là thành viên ASEAN năng động và phát triển nhanh, lại gần NICs như Đài Loan, Hàn Quốc và cường quốc kinh tế Nhật Bản, chúng ta có điều kiện phát triển thương mại và đầu tư quốc tế. Môi trường chính trị và xã hội của Việt Nam đang được đánh giá là ổn định nhất trong khu vực, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Nền kinh tế phát triển khá cao, thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân thực sự là địa chỉ rất hấp dẫn FDI. Những tiềm năng này cho thấy, Việt Nam cần biết khai thác để hướng FDI vào những lĩnh vực và ngành kinh tế gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều đó cần được thực hiện theo hướng đa dạng hóa và có trọng điểm về hình thức, lĩnh vực, đối tác đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.

Trong một thời gian dài, chúng ta mới chỉ chú trọng đến số lượng, mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng cũng như mức độ ảnh hưởng của các dự án FDI đối với kinh tế - xã hội nước ta, chúng ta thu hút FDI một cách tràn lan, dàn trải, các địa phương còn cạnh tranh nhau trong thu hút FDI do đó hiệu quả FDI thu được là chưa cao. Kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan cho thấy, để có thể thu hút FDI một cách hiệu quả chúng ta cần có một chiến lược đúng đắn, một quy hoạch tổng thể về thu hút

FDI. Do vậy trong thời gian tới cần thay đổi quan điểm về thu hút FDI, thu hút FDI nhưng không phải bằng mọi giá, không phá vỡ quy hoạch phát triển vùng, từng địa phương, không phá vỡ quy hoạch chung tổng thể của cả nước.

Thời gian qua, chủ trương đa dạng hóa các lĩnh vực, hình thức và đối tác đầu tư đã được khẳng định, nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn. Dòng FDI vào các ngành kinh tế, các vùng, địa phương còn bị mất cân đối nên hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao. Nguồn FDI đã có sự tham gia của nhiều nước nhưng một số nước có tiềm lực mạnh như Mỹ... đầu tư vào Việt Nam chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng, mức độ đầu tư ra bên ngoài của các nước đó. Việc thu hút các TNCs còn hạn chế, chủ yếu đầu tư qua chi nhánh ở nước thứ ba nên công nghệ nguồn tiếp nhận được còn ít... Do vậy, trong điều kiện cạnh tranh thu hút FDI gay gắt hiện nay, Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa chủ trương đa dạng hóa kết hợp có trọng điểm trong vấn đề lựa chọn lĩnh vực, đối tác đầu tư với một số nội dung sau:

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 74 - 75)