Chính sách mở rộng tự do hóa đầu tư

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 50 - 51)

- Theo hình thức đầu tư:

3.1.2.4.Chính sách mở rộng tự do hóa đầu tư

Việt Nam đã không ngừng nới lỏng những hạn chế thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế, nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì hiện vẫn còn những cản trở nhất định. Trước đây, danh mục ngành nghề thu hút FDI ngoài việc bị hạn chế được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài thì lại bị giới hạn thêm bởi những quy định khác về điều kiện hành nghề, hay bởi các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo hạn chế hoặc dừng cấp giấy phép đối với một số lĩnh vực có tính “nhạy cảm”. Trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực khác phải xin phép, thậm chí cũng phải lập dự án mới từ đầu nên gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư. Sau khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực thì từng bước nới lỏng về hạn chế đầu tư, các ngành viễn thông, kiểm toán, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế, kiến trúc, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm đã được mở rộng hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Luật đầu tư năm 2005, quyền tự do đầu tư được mở rộng, theo đó nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế mà nhà nước không cấm hoặc hạn chế; lĩnh vực hạn chế đầu tư và đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nhà nước ban hành công khai hóa các quy hoạch về đất đai, kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp,… làm định hướng cho nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư. Doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam khi đầu tư thêm dự án mới chỉ cần làm thủ tục thực hiện dự án mà không phải thành lập một tổ chức kinh tế như trước đây.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 50 - 51)