- Theo hình thức đầu tư:
3.1.2.2. Chính sách ưu đãi về thuế
Doanh nghiệp FDI hiện đang áp dụng hệ thống các loại thuế và lệ phí như: Thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ… Từ năm 2003 đến nay, một số loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất… đã được thu hẹp và dần xóa bỏ sự cách biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI trước đây áp dụng các mức thuế xuất từ 10% đến 25%. Dự án đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên được áp dụng mức 10% trong thời hạn 15 năm. Đến năm 2003 đã thống nhất một mức thuế áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI mức thuế suất là 28%. Nhiều Nhà đầu tư nước ngoài cho rằng mức thuế này vẫn là khá cao so với một số nước trong khu vực nhất là trong điều kiện các chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Chính sách ưu đãi về thuế: Để khuyến khích các dự án FDI sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu trong nước, ứng dụng công nghệ cao…Nhà nước đã có chính sách ưu đãi như: Miễn thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc, vận tải chuyên dùng, nguyên liệu vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn ưu tiên trong 5 năm; doanh nghiệp xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc để cung ứng sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu; ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI sử dụng trên 500 lao động, dự án FDI đầu tư vào địa bàn khó khăn; bãi bỏ quy định bắt buộc trích quỹ dự phòng, bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận về nước…