Thu hút FDI phải vừa đảm bảo yêu cầu phát triển của Việt Nam, vừa đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 68 - 70)

- Tác động xấu đến môi trường sinh thá

3.3.1.Thu hút FDI phải vừa đảm bảo yêu cầu phát triển của Việt Nam, vừa đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư

đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư

Nên coi FDI là bộ phận của nền kinh tế, vì thế những người hữu trách không chỉ phải tìm cách thu hút thật nhiều vốn FDI, mà còn phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Muốn vậy, Nhà nước phải thực thi một số việc quan trọng:

Một là, cần có chiến lược thu hút vốn FDI cho thời kỳ dài hạn (có thể coi đây chính là quy hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài) và có trọng tâm, trọng điểm. Chiến lược và kế hoạch thu hút FDI của Nhà nước là nhằm phát huy cao độ những lợi thế so sánh để tạo ra những ngành nghề chủ lực theo hướng hiện đại, có vai trò đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung; có khả năng tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu hoặc mạng phân phối toàn cầu để không những đem lại nhiều giá trị gia tăng, đạt được hiệu quả

cao và từ đó giảm thiểu bất lợi cho đất nước trong cạnh tranh quốc tế mà còn đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận thỏa đáng.

Hai là, nên có khung khổ pháp lý thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài, tức là làm thế nào để các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài làm ăn có lãi ở Việt Nam so với các nước khác. Đó mới là điều quan trọng nhất và cần thiết nhất phải tính tới khi muốn thu hút vốn FDI. Nhưng để biết rõ được sự so sánh tinh tế này, nhiều nước đã rất chú ý đến tình báo kinh tế trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và họ đã thu được nhiều thành quả quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước.

Ba là, Bất kỳ quốc gia thu hút FDI nào cũng nên tôn trọng các nhà đầu tư nước ngoài và tôn vinh những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, cũng cần có thái độ kiên quyết đối với những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi họ không vì sự nghiệp phát triển của nước sở tại, mà chỉ vì lợi nhuận của chính họ, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để gian lận gây hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà nước Việt Nam phải đồng thuận về sự công bằng trong việc phân chia lợi ích kinh tế trong quá trình phát triển đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước ta phải tôn trọng và chú ý tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài làm ăn có lãi và lãi càng lớn sau những năm làm ăn tại Việt Nam nhưng các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng phải có trách nhiệm về kinh tế, xã hội, môi trường đối với nước ta.

Bốn là, Việt Nam phải có chiến lược lâu dài về lựa chọn đối tác trong lĩnh vực thu hút vốn FDI. Lâu nay, người ta chỉ quan tâm nhiều đến các quốc gia và vùng lãnh thổ khi bàn về chính sách thu hút vốn FDI nhưng ít quan tâm đến các tập đoàn đa quốc gia. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tới đây các tâp đoàn kinh tế đa quốc gia giữ vai trò quan trọng trong việc phân chia trật tự kinh tế thế giới, chứ không như trước đây, trật tự kinh tế thế giới bị chi phối bởi các chính phủ ở những quốc gia có nền kinh tế mạnh. Đã đến lúc Việt nam cần có chiến lược thu hút những tập đoàn kinh tế đa quốc gia vào làm ăn tại nước tat hay vì chỉ quan tâm đến lôi kéo những doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài đến Việt Nam làm ăn.

Theo các chuyên gia của Viện Chiến lược phát triển, đến nay ta mới thu hút được chưa đầy 100 chi nhánh của tập đoàn kinh tế đa quốc gia đến làm ăn và nền kinh tế của chúng ta cũng chỉ được thế giới coi là thoát khỏi tình trạng kém phát triển và có mức thu nhập trung bình (ở ngưỡng thấp) của thế giới.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 68 - 70)