Điều kiện thực hiện giải pháp 1 Về điều kiện chủ quan

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 82 - 84)

- Về hình thức và phương thức đầu tư

3.5.Điều kiện thực hiện giải pháp 1 Về điều kiện chủ quan

3.5.1. Về điều kiện chủ quan

Thứ nhất, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để các cấp, các ngành và dân cư hiểu và có sự nhất quán trong nhận thức về vị trí, vai trò của FDI trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu là tạo sự thống nhất và chuyển biến mạnh mẽ trong hoạch định và thực thi chính sách, đảm bảo doanh nghiệp FDI thực sự bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước, giải quyết hài hòa các lợi ích, hạn chế các quan điểm kỳ thị, định kiến về FDI.

Thứ hai, Tiếp tục cải thiện và phát huy một số yếu tố tạo sự hấp dẫn về môi trường đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Bởi vì, những lợi thế canh tranh trong thu hút FDI của mỗi quốc gia luôn thay đổi, và muốn duy trì được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì phải không ngừng tạo ra những lợi thế so sánh mới.

+ Đảm bảo sự ổn định vững chắc về kinh tế và chính trị. Đây là điều kiện quan trọng quyết định phương hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang có lợi thế so với một số nước trong khu vực về ổn định chính trị - xã hội, nên cần phải quan tâm và có biện pháp phát huy yếu tố này. Trong thời gian tới, phải chú trọng hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng, xử lý nghiêm minh những vụ án kinh tế, giải quyết dứt điểm và có biện pháp ngăn chặn hiệu quả những vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp FDI. Đồng thời, không ngừng củng cố và mở rộng các quan hệ kinh tế, chính trị đối ngoại, cải thiện vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi có tính cạnh tranh cao trong thu hút FDI.

+ Hoàn thiện các loại thị trường: thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường bất động sản … tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tiếp cận và sử dụng linh hoạt các nhân tố này về thời gian, không gian và chi phí.

+ Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ để đảm bảo nâng cao khả năng cung cấp đủ nhu cầu với chất lượng và giá cả có tính cạnh tranh trong khu vực, nhất là một số dịch vụ hiện còn kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như dịch vụ vận tải, điện nước, bưu chính viễn thông, kiểm toán, tư vấn…

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ công và hạ thấp chi phí quản lý hành chính. Ngoài một số dịch vụ Nhà nước cần tập trung thực hiện như đăng ký, quản lý thông tin sử dụng chung, bảo hộ phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường; còn lại các dịch vụ khác như dịch vụ vận tải, điện, nước sạch, thu phí giao thông, dịch vụ hải quan,… khuyến khích khu vực tư nhân có thể đảm nhận dưới hình thức đấu thầu. Đây cũng là biện pháp để thực hiện chính sách một giá và tuân theo thị trường.

Thứ ba, tạo đối tác đầu tư trong nước. Để tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các TNCs thì việc tạo ra đội ngũ các doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực hoạt động liên doanh, hợp tác đầu tư với đối tác nước ngoài có vai trò quan trọng. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các TNCs khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh việc tìm hiểu môi trường kinh tế, chính trị - xã hội, tình hình

thị trường, họ còn quan tâm đến đối tác đầu tư của nước sở tại. Do đó, thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục củng cố và phát triển đội ngũ doanh nghiệp trong nước tạo ra lực lượng đối tác hùng hậu, đủ năng lực để thu hút FDI; cần đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, cần xây dựng và phát triển những tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh để đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển doanh nghiệp trong nước đủ mạnh còn có ý nghĩa tạo ra sức mạnh nội sinh trong việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 82 - 84)