Cơ cấu phân bổ vốn FDI cho các khu vực kinh tế chủ yếu chưa hợp lý

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 57 - 58)

Tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vốn đã quá ít lại có xu hướng giảm dần. Trong 10 năm 1988 – 2008, cả nước thu hút 149.774 triệu USD vốn FDI, trong đó khu vực nông lâm thủy sản có 4.792,79 triệu USD, chiếm 3,2% tổng số vốn FDI còn hiệu lực đến nay. Trong khi đó sau 3 năm vào WTO, nguồn vốn FDI đăng ký mới lên đến 106.858 triệu USD, nhưng chỉ có hơn 2,1 tỷ USD đầu tư vào nông lâm thủy sản, chiếm 2,1% tổng số vốn FDI đăng ký (riêng năm 2008, tỷ lệ đó chỉ còn 0,4% là quá ít, quá mất cân đối).

Đây là hạn chế lớn của hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ trước đến nay nhưng lại biểu hiện rõ nhất trong 3 năm sau khi gia nhập WTO là điều đáng suy nghĩ. Khu vực nông nghiệp còn chiếm 70% dân số và lực lượng lao động. Năm 2009, sản phẩm nông nghiệp vẫn xuất khẩu trên 16 tỷ USD, sản xuất trên 40 triệu tấn lương thực, là cứu cánh của nền kinh tế, đi đầu trong tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, góp phần quan trọng giúp kinh tế nước ta sớm vượt qua khủng hoảng, đảm bảo an sinh xã hội. Khu vực này là thế mạnh của kinh tế Việt Nam, cũng là những ngành thiếu vốn nghiêm trọng, tiềm lực vốn của nông dân hạn chế, thu nhập thấp, lại thường xuyên bị tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh… Sau khi vào WTO, nông, lâm, thủy sản cũng là những ngành gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập trong quá trình thực hiện cam kết mở rộng thị trường, giảm thuế nhiều mặt hàng nông sản nhập khẩu, luật chống bán phá giá, giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản … theo lộ

trình cam kết của WTO. Nguồn vốn FDI để đầu tư cần rất nhiều, nhưng ba năm qua chỉ có rất ít, lại giảm dần không chỉ là hạn chế mà còn là khuyết điểm trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cần được khắc phục.

Bảng 9: Vốn FDI đăng ký mới trong 3 năm hậu WTO (2007 -2009) theo 3 khu vực chính của nền kinh tế Việt Nam

Đơn vị: triệu USD và %

Khu vực 2007 2008 2009 Vốn đăng ký (tr.USD) Tỷ lệ (%) Vốn đăng ký (tr.USD) Tỷ lệ (%) Vốn đăng ký (tr.USD) Tỷ lệ (%) Công nghiệp và xây

dựng

9.485,2 50,68 32.620,0 54,1 2.200 13,6

Dịch vụ 8.946,4 47,79 27.399,3 45,5 12.400 76,07

Nông lâm nghiệp và thủy sản

286,7 1,53 252,1 0,4 1,7 9,7

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Niên giám Thống Kê 2007, 2008.

Trong công nghiệp, vốn FDI 3 năm sau khi gia nhập WTO vẫn tập trung quá lớn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên (năm 2007 chiếm 36,8% năm 2008 chiếm 59,5% trong tổng vốn FDI đầu tư cho công nghiệp, xây dựng) và có xu hướng tăng nhanh. Trong khi đó, đầu tư cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản lại ít và giảm dần (tương ứng, năm 2007chiếm 29,5%, năm 2008 còn 6,9%). Trong dịch vụ, vốn FDI tập trung quá lớn vào khách sạn và du lịch (năm 2007 chiếm 21,8%, năm 2009 tăng lên 33,3%) và bất động sản, xem nhẹ các loại dịch vụ khác: giáo dục, y tế, văn hóa, giao thông vận tải, là những lĩnh vực đang cần hiện đại hóa những thiếu vốn nghiêm trọng.

Về địa bàn, sau ba năm gia nhập WTO, vốn FDI đầu tư vào các vùng nghèo như Tây Nguyên, Tây Bắc vẫn còn quá ít. Năm 2008, toàn vùng Tây Bắc chỉ có 4 dự án với số vốn 10,3 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Lai Châu có 1 dự án với số vốn 1 triệu USD, tỉnh Sơn La có 3 dự án với số vốn đăng ký 19,1 triệu USD, tỉnh Hòa Bình có 7 dự án với 10,6 triệu USD. Tỉnh Điện Biên cả 3 năm không có dự án FDI nào được cấp phép. Năm 2009, toàn vùng Tây Bắc cũng không có dự án nào được đăng ký mới hoặc bổ sung vốn.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 57 - 58)