Về thời điểm hội nhập KTQT

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 66 - 68)

- Tác động xấu đến môi trường sinh thá

3.2.2.2.Về thời điểm hội nhập KTQT

Ngay sau khi giành được độc lập năm 1957, Malaysia đã theo đuổi chính sách kinh tế thị trường tự do, tức là nền kinh tế mở. Nhà nước khuyến khích và tạo bầu không khí đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh có lợi cho đất nước. Như vậy, Malaysia đã thực hiện mở cửa, hội nhập KTQT và chú trọng thu hút FDI ngay từ khi giành được độc lập. Chính sách mở cửa hội nhập KTQT của Malaysia cũng được điều chỉnh từng giai đoạn xuất

phát từ nhu cầu phục vụ chiến lược phát triển đất nước cũng như tình hình môi trường quốc tế. Với chiến lược CNH hướng về xuất khẩu, ngoài việc duy trì quan hệ kinh tế với các nước truyền thống, Malaysia mở rộng quan hệ sang các nước Nam Á, Tây Á, Trung Quốc và Đông Âu. Có thể nói, Malaysia không ngừng củng cố và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ngay từ những năm 1949, Thái Lan đã gia nhập IMF và ADB. Tuy nhiên, cho đến đầu thập niên 60 Thái Lan mới thực sự mở cửa nền kinh tế. Lợi dụng thế mạnh và vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ, Nhật và các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế để phát triển nền kinh tế đất nước. Nguồn vốn nước ngoài đủ loại đã đổ vào Thái Lan thời kỳ này, cụ thể: viện trợ không hoàn lại của Mỹ, nguồn thu từ quân đội Mỹ đóng quân trên đất Thái, vốn viện trợ của IMF, WB, ADB, vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài. Thái Lan lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, hàng hóa của Thái Lan đã xuất sang các nước trong khu vực và thế giới.

Đối với Việt Nam, năm 1978 gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đánh dấu bước đi đầu tiên trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế cũng chỉ bó hẹp trong các nước XHCN, các nước khối SEV. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đất nước bị các thế lực thù địch bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị nên quan hệ kinh tế với các nước ngoài khối XHCN rất hạn chế. Tháng 9/1977 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc đã tạo tiền đề hội nhập mạnh hơn. Tháng 12/1986 Đại hội VI của Đảng chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước theo hướng mở cửa và hội nhập KTQT. Năm 1987, ban hành luật đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thu hút FDI vào Việt Nam. Năm 1994, Mỹ xóa bỏ cấm vận và tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tiếp đó lần lượt Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), APEC (1998) và WTO (2006).

3.2.2.3.Về những cơ hội và thách thức trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến đổi

Malaysia và Thái Lan bắt đầu CNH trong bối cảnh thế giới hình thành hai hệ thống kinh tế đối lập đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện chiến lược bá chủ của mình, Mỹ tăng cường đầu tư dưới nhiều hình thức ra nước ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á, trong đó có Malaysia và Thái Lan. Do đó, Malaysia và Thái

Lan có rất nhiều thuận lợi để tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh và các đối tác truyền thống.

Việt Nam bước vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, thu hút FDI trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sau khi Liên xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão, xu thế hòa bình, hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực khác trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát huy lợi thế so sánh, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh tiến trình phát triển.

Điều kiện trong nước hiện nay của Việt Nam đang có nhiều lợi thế mới: Có vị trí địa lý chính trị quan trọng trong khu vực và thế giới, môi trường chính trị được đánh giá ổn định nhất trong khu vực, dân số đông và lực lượng lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật được đầu tư phát triển nhanh… Những điều kiện đó tạo ra sức hút vốn lớn, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, Việt Nam cần phải chú ý khắc phục những hạn chế so với Malaysia về môi trường đầu tư, như: Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư còn chưa đồng bộ, thiếu minh bạch, hay thay đổi; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; chi phí cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu…

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 66 - 68)