- Theo ngành kinh tế:
2.3.3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FD
Qua thực tiễn ở Malaysia, các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư chỉ thực sự có hiệu quả nếu được đi liền với các biện pháp thu hút FDI thích hợp, trong đó nổi bật là biện pháp xúc tiến đầu tư. Một quốc gia dù có môi trường đầu tư rất thuận lợi, nhưng nếu không được các nhà đầu tư nước ngoài biết đến thì cũng chỉ như “nàng công chúa ngủ trong rừng” mà thôi. Vì vậy, hoạt động xúc tiến đầu tư là hết sức cần thiết.
Hoạt động xúc tiến đầu tư của Malaysia được tiến hành một cách thường xuyên, dưới nhiều hình thức phong phú nhưng được thực hiện một cách bài bản, thống nhất và do một cơ quan chuyên trách MIDA có trách nhiệm quản lý. Với mạng lưới tổ chức rộng khắp ở các bang và văn phòng đại diện ở nước ngoài của MIDA đã làm cho hoạt
động xúc tiến đầu tư được tiến hành sâu rộng, đa dạng nhưng do được quản lý thống nhất nên vẫn tránh được tình trạng xúc tiến đầu tư tràn lan, không có mục tiêu rõ rang hay chồng chéo giữa các tổ chức tham gia vận động đầu tư.
Mặc dầu là cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về vận động xúc tiến đầu tư nhưng thực tế từ người đứng đầu Chính phủ, các bộ, chính quyền các bang đến các doanh nghiệp trong nước đều tích cực tham gia vận động đầu tư. Có nghĩa là Malaysia không coi hoạt động xúc tiến đầu tư chỉ là trách nhiệm của một cơ quan chuyên môn mà phải là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Trong mỗi cuộc vận động xúc tiến đầu tư, Malaysia đều có chủ đề, mục tiêu vận động rõ ràng, có sẵn các chương trình dự án cụ thể và nhắm vào những đối tác đầu tư cụ thể. Đặc biệt, Malaysia luôn chú trọng vận động, lôi kéo các đối tác đầu tư lớn, có tiềm năng đầu tư nổi trội để đáp ứng tốt nhất các mục tiêu thu hút FDI.
Vấn đề hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng được Malaysia hết sức chú trọng. Ngoài việc phối hợp với các cơ quan quản lý, xúc tiến đầu tư ở các nước và các tổ chức quốc tế để xuất bản các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu về đầu tư, Malaysia còn phối hợp trong việc tổ chức các cuộc hội thảo đầu tư trong và ngoài nước. Đây là biện pháp tốt giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu được các chính sách và cơ hội đầu tư ở Malaysia. Đồng thời cũng là dịp để các nhà đầu tư trong và ngoài nước trao đổi, tăng thêm sự hiểu biết và hợp tác với nhau.
Nhìn chung, hoạt động xúc tiến đầu tư ở Malaysia được hết sức chú trọng, diễn ra thường xuyên, dưới nhiều cấp độ và nhiều hình thức phong phú. Trong hoạt động này, nhiều vấn đề đặt ra và Malaysia đã giải quyết khá tốt đó là phải có mục tiêu cụ thể kể cả chương trình dự án đầu tư cũng như đối tác đầu tư. Điều đó đã có tác động lớn đến hiệu quả thu hút FDI phục vụ chiến lược CNH, xây dựng và phát triển đất nước.
2.3.4.Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi cho thu hút FDI
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Malaysia và Thái Lan đều đã thực hiện chính sách quản lý theo nguyên tắc “một cửa” đối với hoạt động đầu tư trên toàn lãnh thổ của hai nước. Tại Malaysia, MIDA là đầu mối chính được quyền phê chuẩn và cấp phép đầu tư. Đây là mô hình quản lý FDI gọn nhẹ, có hiệu quả cao so với nhiều nước trong khu vực. Qua đó đã giảm được các thủ tục hành chính chồng chéo, rườm rà, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như công tác quản lý có tổ chức các dự án được cấp giấy phép.
Malaysia thường xuyên rà soát để loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, xóa bỏ tệ quan liêu hành chính, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động quản lý điều hành của Chính phủ. Đồng thời tiến hành cải cách hệ thống quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, cải cách thủ tục mua bán bất động sản và cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cải cách hệ thống dịch vụ công về đất đai, thương hiệu, giấy phép hoạt động…
Malaysia đặc biệt chú trọng đến tính minh bạch trong hoạt động đầu tư. Điều này đã giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài tránh được những rào cản và tiêu cực từ bộ máy quản lý nhà nước gắn với hoạt động FDI. Công tác chống tham nhũng được đẩy mạnh, nó như một giải pháp tích cực tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư và Malaysia.
Từ kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan cho thấy, chính sách khuyến khích FDI dù được hoạch định đúng đắn nhưng nếu thiếu một bộ máy nhà nước với các cơ quan chức năng hoạt động có hiệu quả và thiếu đội ngũ công chức có năng lực chuyên môn, trách nhiệm cao thì cũng không dễ dàng đem lại kết quả thu hút FDI như mong muốn. Do vậy, thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng bộ máy quản lý và tiếp nhận FDI như một chính sách cần thiết thu hút FDI.