Bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 77 - 79)

- Về hình thức và phương thức đầu tư

3.4.2. Bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách

Rà soát, loại bỏ những văn bản không phù hợp. Hiện nay nước ta đang diễn ra quá trình ra soát các văn bản pháp lý liên quan đến Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp năm 2005 và các cam kết với WTO ở các địa phương, bộ, ban, ngành. Trước yêu cầu của hội nhập KTQT cho thấy, cần nhanh chóng công khai hóa các văn bản hết hiệu lực pháp lý, đồng thời kịp thời bổ sung các văn bản thay thế cần thiết nhằm hạn chế tối đa khoảng trống và thời gian không có văn bản định chế.

Tiếp tục xem xét bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật tài nguyên, Luật môi trường và các văn bản có liên quan đến tài chính, ngân hàng cho phù hợp. Tăng cường khung hình phạt cao cho Luật môi trường để răn đe, ngăn chặn từ trong ý tưởng đối với những người cố tình vi phạm.

Cần tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư:

+ Chính sách thuế. Nhà nước có thể chuyển sang áp dụng nhiều hơn các hình thức khấu hao nhanh để khuyến khích thực sự các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đầy mạnh quá trình đổi mới công nghệ. Do vậy, cần lựa chọn các tiêu chí ưu đãi sát với mục tiêu cần ưu đãi, tránh ưu đãi tràn lan. Chính sách này còn có tác dụng định hướng và thu hút FDI vào các lĩnh vực, ngành, địa phương gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.

+ Chính sách ổn định tiền tệ chống lạm phát. Hiện nay vấn đề này đang trở thành vấn đề thời sự đối với điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô nền kinh tế nước ta. Việc ổn định tiền tệ, chống lạm phát không chỉ đơn thuần là việc đưa ra các

chính sách, giải pháp đúng cho một thời kỳ nhất định mà còn là năng lực điều chỉnh chính sách và hệ thống công cụ để chúng thích nghi được với những biến động nhanh chóng của tình hình thực tế. Việt Nam cần có những biện pháp hữu hiệu trong kiểm soát và điều chỉnh nhịp độ cơ cấu đầu tư làm cho nền kinh tế không bị quá nóng, song vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng dự kiến; cần khắc phục hiện tượng mở rộng đầu tư nhưng nhưng hiệu quả thấp, tình trạng thất thoát vốn lớn. Những bất cập của môi trường tài chính, tiền tệ sớm hay muộn sẽ gây ra những những bất ổn dịnh với nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, bên cạnh những chính sách ổn định tài chính – tiền tệ hiện nay, cần chú ý xây dựng, hoàn thiện các quy định bảo đảm vay vốn, cầm cố, thế chấp để doanh nghiệp FDI có thể vay vốn của ngân hàng trong và ngoài nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có đủ điều kiện được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

+ Chính sách đất đai. Cần tiếp tục rà soát và xem xét lại giá cho thuê đất, quy định miễn, giảm thuế đất trong một số năm để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp FDI; sớm giải quyết dứt điểm những vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc đối với việc triển khai dự án FDI ở một số địa phương hiện nay. Điều cần chú ý là trong thực hiện giá đền bù, giải phóng mặt bằng hợp lý không phân biệt đối xử với các dự án FDI và dự án trong nước để tránh đẩy giá thuê đất thực tế lên cao..

+ Về lĩnh vực đầu tư và hình thức đầu tư, cần có chính sách xử lý linh hoạt để tăng cường mức độ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam gia nhập WTO, cần mở rộng danh mục các dự án cho phép nhà đầu tư nước ngoài được chủ động lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và hình thức đầu tư xuất phát từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh ngoại trừ những lĩnh vực do yêu cầu về an ninh quốc phòng; cho phép các doanh nghiệp liên doanh trong một số trường hợp chuyển sang doanh nghiệp 100% vốn trong nước hoặc 100% vốn nước ngoài.

+ Về giải quyết vấn đề phá sản và tranh chấp đối với doanh nghiệp FDI

Từ thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh kém hiệu quả và có những doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng phá sản. Như vậy, cần nghiên cứu và đảm bảo thủ tục giải thể và phá sản một cách nhanh chóng đối với các doanh nghiệp FDI phù hợp với thông lệ quốc tế mà không nên gây cản trở về thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài về vấn đề này.

Về giải quyết các tranh chấp trong thời gian tới cần nghiên cứu tiếp tục sửa đổi Luật Khiếu nại, tố cáo theo hướng mở rộng quyền khiếu kiện của các nhà đầu tư nước ngoài ra toà án, kể cả đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước. Ngoài ra, cần nghiên cứu để tham gia Công ước giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư (Công ước ISCID) nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w