Ba nước đều chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng cho thu hút FD

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 63 - 65)

- Tác động xấu đến môi trường sinh thá

3.2.1.3.Ba nước đều chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng cho thu hút FD

Cơ sở hạ tầng của ba nước được quan tâm đầu tư, nâng cấp, mở rộng. Đây là cơ sở, điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư có thể nhanh chóng quyết định lựa chọn địa

điểm đầu tư có thể nhanh chóng quyết định lựa chọn địa điểm điểm đầu tư cũng như triển khai các dự án đầu tư.

Malaysia không ngừng phát triển hệ thống đường bộ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngay từ năm 1986, Malaysia đã khởi xây dựng đường cao tốc xuyên đất nước từ biên giới với Thái Lan tới biên giới với Xingapore. Đến năm 1998, Malaysia đã có cả một hệ thống đường cao tốc nối liền các vùng trong nước, tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa. Malaysia cũng rất quan tâm đến việc phát triển đường sắt, không ngừng hiện đại hóa với việc xây dựng đường sắt hai chiều, đường ray điện từ và phát triển đường hàng không, bên cạnh việc nâng cấp hạ tầng sân bay, mở rộng các tuyến bay, Malaysia có dịch vụ chuyển tải cảng biển tại sân bay, xây dựng cảng hàng không giá rẻ đầu tiên ở châu Á. Vận tải biển đang phát triển mạnh, Malaysia đang xây dựng tập đoàn Container có vị trí hàng đầu thế giới. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Malaysia không chỉ góp phần làm giảm chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển mà còn đóng góp tích cực vào việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI.

Thái Lan không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để thu hút FDI. Chính phủ Thái Lan đã mở rộng sân bay Dôn Mương, xây dựng một sân bay lớn khác ở Nông Ngu Han, chi 400 triệu baht để xây dựng 4 cầu cảng ở Băng Cốc.

Việt Nam trong phát triển kinh tế, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, cảng biển được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới với tốc độ khá nhanh. Cải tạo nâng cấp đường quốc lộ 1A chạy dọc đất nước cùng với mở thêm đường mòn Hồ Chí Minh không những làm tăng lưu lượng giao thông mà còn rút ngắn thời gian lưu thông rất nhiều. Nhiều tuyến đường nối liền các vùng trọng điểm kinh tế, nối với cảng biển như quốc lộ 5, quốc lộ 18… đã được mở rộng, nâng cấp. Một số cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Bãi Cháy, Thanh Trì, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân… và nhiều công trình giao thông đã và đang được xây dựng đã góp phần nâng cao năng lực giao thông, tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển đường bộ.

Ba nước đều quan tâm phát triển hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, điện, nước, xây dựng các KCN, phát triển cơ sở hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội. Qua đó, tạo nên những yếu tố môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 63 - 65)