Khả năng tạo việc làm của doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 54)

Cho đến năm 2009, khu vực FDI đã tạo ra hơn 1.700.000 việc làm. Có nhiều ý kiến cho rằng khả năng tạo việc làm của doanh nghiệp FDI là chưa xứng đáng với tiềm năng của khu vực này. Điều này phần nào đó đúng nhưng trên thực tế, lực lượng lao động trong doanh nghiệp FDI phải có trình độ nhất định để có thể học hỏi và sử dụng những công nghệ tiên tiến. Trong khi đó theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ ở mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10) xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại Châu Á. Vì vậy, khó có thể đòi hỏi số lượng việc làm cao hơn. Ngoài ra, mặc dù khả năng tạo việc làm của khu vực FDI là thấp hơn so với hai hình thức sở hữu còn lại nhưng tiền lương của lao động trong khu vực này lại cao hơn. Ví dụ, theo nghiên cứu về “tăng trưởng và việc làm” của Viện kinh tế Việt Nam, thu nhập trung bình của lao động khu vực FDI năm 2008 là 2090,3 ngàn đồng, trong khi doanh nghiệp tư nhân là 1888,6 ngàn đồng và của hộ gia đình chỉ là 1202,4 ngàn đồng.

Bảng 7:Số lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm (lũy tiến) phân theo các thành phần kinh tế (ĐVT: 1.000 việc làm) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 37.610 37.676 39.508 40.574 41.586 42.527 43.339 44.174 44.916 45.728 Kinh tế nhà nước 3.501 3.576 3.751 4.035 4.108 4.039 3.949 3.985 4.073 4.079 Kinh tế ngoài nhà nước 33.735 33.699 35.318 35.763 36.526 37.355 38.057 38.628 39.168 39.860 Khu vực FDI 374 401 440 776 953 1.133 1.333 1.561 1.674 1.788 Nguồn: Tổng hợp từ GSO

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w