Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 29 - 30)

- Theo ngành kinh tế:

2.2.1.5.Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997, Malaysia rất nỗ lực quảng bá hình ảnh đất nước và những lợi thế so sánh mới về môi trường đầu tư để tăng cường thu hút FDI.

Thời gian này, nắm bắt được xu thế của các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường kinh doanh các dịch vụ công nghệ cao và mang tính toàn cầu, Malaysia đã khai thác thời cơ đó để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình do có được môi trường tiếng Anh khá phổ biến và hệ thống dịch vụ có khả năng cung cấp nhanh với giá hợp lý. Malaysia chủ trương xúc tiến giới thiệu và thu hút các TNCs ở nước ngoài chuyển dịch sản xuất hoặc mở rộng tới Malaysia, đặc biệt là thu hút FDI vào các lĩnh vực tăng trưởng mới của nền kinh tế.

Để thực hiện những mục tiêu trên, Malaysia đã xây dựng những chương trình chiến lược và kế hoạch xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức phong phú, thiết thực và có hiệu quả. Malaysia xây dựng các dự án cụ thể thuộc các ngành, lĩnh vực, khu vực kinh tế, đưa ra các phương án lựa chọn và tiếp cận đối tác có tiềm lực, đủ khả năng đáp ứng mục tiêu thu hút FDI của Malaysia tốt nhất, từ đó có kế hoạch vận động, lôi kéo đầu tư vào Malaysia dưới nhiều hình thức: Cử các phái đoàn tiếp xúc trực tiếp với các công ty được lựa chọn hoặc mời lãnh đạo các công ty này tới Malaysia để tìm hiểu tình hình

thực tế; áp dụng chương trình khuyến khích trọn gói đối với các công ty nước ngoài được lựa chọn trong từng lĩnh vực; tăng cường các phái đoàn tới các nước đối tác có tiềm lực để quảng bá và kêu gọi đầu tư; phối hợp với các phòng thương mại và công nghiệp các nước, các ngân hàng và công ty tư vấn quốc tế để tranh thủ trong công tác tư vấn và tuyên truyền xúc tiến đầu tư.

Nhìn chung, hoạt động xúc tiến đầu tư giai đoạn này đều hướng tới mục tiêu thu hút FDI vào các khu vực có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng, khuyến khích các dự án có sử dụng công nghệ và hàm lượng chất xám cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cáp quang, công nghệ nano, thiết bị y tế, vật liệu mới…

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 29 - 30)