Về thể chế chính trị và kinh tế

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 65 - 66)

- Tác động xấu đến môi trường sinh thá

3.2.2.1.Về thể chế chính trị và kinh tế

Sau khi trở thành lực lượng lãnh đạo trong nền chính trị Thái Lan (tháng 6 – 1932), giai cấp tư sản Thái Lan đã đưa đất nước Thái Lan phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thái Lan theo chế độ dân quân chủ lập hiến, tuy nhiên cũng giống như Anh, quyền lực của nhà vua chỉ có tính chất hình thức, quyền lực thực sự trong nước nằm trong tay Chính phủ và Quốc hội.

Ngay sau khi giành được độc lập, Malaysia đã kế thừa những nhân tố cho sự phát triển kinh tế của thời kỳ thuộc địa do người Anh để lại, đó là những thành quả và mẫu hình kinh tế tư nhân. Nhà nước Malaysia được xây dựng theo chế độ dân chủ dựa trên thể chế chính trị đa nguyên. Với nền tảng kinh tế và chính sách tự do kinh tế được kế thừa từ trước cùng với tư duy chính trị và thể chế nhà nước, nền kinh tế Malaysia chủ yếu dựa trên hình thức sở hữu tư nhân. Malaysia phát triển nền kinh tế thị trường tự do đối với việc tự do hóa tiền tệ, giá cả, hối đoái rất sớm. Nhà nước chỉ can thiệp gián tiếp vào các hoạt động kinh tế . Kinh tế nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời nhà nước chú trọng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Malaysia. Chính vì thế, Malaysia đã khai thác và phát huy được nguồn lực đa dạng cả trong và ngoài nước cho sự phát triển, hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế diễn ra đa dạng và hiệu quả hơn.

Đối với nước ta sau ngày giành được độc lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Viêt Nam. Trong thời kỳ đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kinh tế tư nhân không được thừa nhận là đối tượng phải cải tạo. Nhà nước thường can thiệp sâu, trực tiếp vào các hoạt động của cả nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội của Đảng và nhà nước. Tình hình này kéo dài đã dẫn đến sự trì trệ trong phát triển và đưa đến sự khủng hoảng kinh tế xã hội ở nước ta vào những năm 1980. Đến đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986), Đảng đã chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước, đưa nền kinh tế nước ta chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời chủ trương tăng cường hội nhập theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 65 - 66)