Một số chính sách, biện pháp Việt Nam đã áp dụng để thu hút FDI 1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 47 - 48)

- Theo hình thức đầu tư:

3.1.2.Một số chính sách, biện pháp Việt Nam đã áp dụng để thu hút FDI 1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư

3.1.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là Luật đầu tư nước ngoài) đã được ban hành ngày 26/12/1987 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988. Đây là đạo luật đầu tiên được xây dựng theo định hướng kinh tế thị trường và thể hiện đường lối mở cửa, hội nhập KTQT của Đảng và Nhà nước.

Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội và bối cảnh kinh tế thế giới, để hoàn thiện và nâng cao môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, có sức cạnh tranh cao hơn, Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Bên cạnh luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều bộ luật liên quan đến hoạt động đầu tư như Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước… Song do ban hành ở các thời điểm khác nhau, có phạm vi và đối tượng khác nhau nên chính sách về đầu tư có sự chồng chéo, chưa nhất quán, chưa thực sự tạo được “sân chơi” bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Trong bối cảnh nước ta đã ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư song phương, đa phương, cuộc cạnh tranh thu hút FDI diễn ra gay gắt, các nước trong khu vực đã có những cải cách mạnh về môi trường đầu tư theo hướng tự do hóa… Do đó, kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa XI, ngày 29/11/2005 đã thông qua Luật đầu tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 để áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế đầu tư kể cả trong nước và nước ngoài.

Ngoài Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, Nhà nước từng bước hoàn thiện Luật cạnh tranh và chống độc quyền, Luật chống bán phá giá, Luật đất đai…; Ban hành nhiều pháp lệnh, nghị định, thông tư hướng dẫn để điều chỉnh hoạt động FDI. Qua đó, chẳng những thể hiện nhất quán về chủ trương của Nhà nước trong thu hút FDI, mà còn từng bước cải thiện hệ thống luật

pháp, chính sách thu hút FDI theo hướng thông thoáng hơn, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, tạo sự hấp dẫn đối với các Nhà đầu tư nước ngoài.

Về đảm bảo quyền sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc đảm bảo đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ trong hoạt động chuyển giao công nghệ, Nhà nước chủ trương chỉ trưng thu, trưng dụng, quốc hữu hóa vì mục đích công và được bồi thường, bồi hoàn theo giá thị trường. Luật đầu tư năm 2005 còn quy định các biện pháp bảo đảm lợi ích cho Nhà đầu tư trước việc thay đổi pháp luật, chính sách của Nhà nước, đông thời cho phép Nhà đầu tư nước ngoài được đưa các tranh chấp (kể cả đối với cơ quan Nhà nước) ra giải quyết tại tổ chức trọng tài quốc tế.

Để đảm bảo tính rõ rang, công khai, minh bạch của pháp luật, Nhà nước thực hiện công bố các quy định điều chỉnh, bổ sung mới về đầu tư, danh mục kêu gọi đầu tư, những ưu đãi đầu tư, đồng thời thường xuyên tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp FDI để đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư năm 2005 đã xóa bỏ tối đa sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự bình đẳng cả về mặt pháp lý cũng như điều kiện đầu tư, đáp ứng được yêu cầu đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc đối với các Nhà đầu tư của các nước thành viên WTO.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN và vận dụng tại Việt Nam (Trang 47 - 48)