Các biểu tượng đơ n Hệ thống và Đặc điểm

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 43 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Các biểu tượng đơ n Hệ thống và Đặc điểm

Bảng 2.1. Tổng hợp số lần xuất hiện của các biểu tượng đơn trong thơ Xuân Quỳnh [30; tr.122 – tr.155] và [23; Phụ lục]

Các biểu tượng đơn Số lần xuất hiện

1.Bàn tay 100 2.Trái tim 45 3.Ngọn lửa 47

4.Tiếng 71

2.1.1. Bàn tay

Bàn tay (main - tiếng Pháp, hand – tiếng Anh) –“Diễn đạt các ý niệm về hoạt động cũng như về quyền lực và quyền thống trị.

Bàn tay là một biểu trưng của nhà vua, là công cụ làm chủ và dấu hiệu thống trị. Từ Do Thái cổ iad có nghĩa vừa là bàn tay, vừa là quyền lực.

Những điệu múa lễ nghi ở Nam Á đã được gọi là múa tay. Không những các động tác của tay trong không gian, mà ngay cả tư thế của tay so với phần còn lại của cơ thể và tư thế các ngón tay, ngón này so với ngón kia, đều rất ý nghĩa. Cũng như

vậy, trong các nghệ thuật tạo hình, trong hội họa và điêu khắc; các tư thế có liên quan với nhau của bàn tay và ngón tay tượng trưng cho những tư thế nội tâm.

Mọi nền văn minh, với ít nhiều tinh tế, đều sử dụng ngôn ngữ của đôi bàn tay, của các cử chỉ hoặc tư thế của chúng

Bàn tay đôi khi được ví với con mắt: nó trông thấy. Đây là một cách diễn giải được giữ lại trong phân tâm học, vì bàn tay xuất hiện trong các giấc mơ được xem như tương đương với mắt. Do đó có danh hiệu đẹp đẽ: Người mù với những ngón tay sáng.

Theo Grégoire ở Nysse, bàn tay người cũng gắn với nhận thức, với thị giác, vì chúng có cứu cánh là ngôn ngữ.

Đặt bàn tay mình vào bàn tay người khác, đó là trao quyền tự do của mình hay đúng hơn là từ bỏ nó cho người khác, đó là từ bỏ quyền lực của mình.

Việc đặt bàn tay lên người khác có nghĩa là chuyển giao sức mạnh hay quyền lực.

Cuối cùng bàn tay là một biểu tượng của hành động phân biệt” [27; Bàn tay - tr.55 - 58].

Ông bà ta nghìn xưa đã đúc kết và luôn đặt biểu tượng bàn tay trong ý thức của mình ở vị trí đầu tiên, cũng như nhà thơ Hoàng Trung Thông viết rằng:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Vâng, trong tâm thức của tập thể, biểu tượng đôi bàn tay tượng trưng sức mạnh của con người. Và con người thật sự là con người đúng nghĩa cũng nhờ biểu tượng bàn tay. Nhìn lại lịch sử phát triển của loài người, con người từ vượn người phát triển thành con người như ngày nay cũng do biểu tượng bàn tay. Chính trong hoạt động hàng ngày, từ những việc thô sơ, vụng về như săn bắn, hái lượm, con người càng hoàn thiện bộ óc của mình. Bởi lẽ, về mặt sinh học, tay trái điều khiển não phải và tay phải điều khiển não trái. Và càng lao động tay chân, con người càng linh hoạt và thông minh. Chính nhờ lao động chân tay mà con người tạo ra các giá trị vật chất lẫn tinh thần. Chính nhờ bàn tay mà chúng ta quan tâm, chăm sóc, nâng

niu, giúp đỡ,…lẫn nhau. Và thật là tuyệt diệu và may mắn khi một cơ thể được sinh ra hoàn chỉnh có chân tay. Và theo Nhân tướng học, tử vi phương Đông rất xem trọng đôi bàn tay, đặc biệt là phụ nữ. Một phụ nữ được xem là xinh đẹp và có số phận sung túc khi có đôi bàn tay suông, mềm, cánh tay thon nhỏ, cân đối với cơ thể,…Hơn nữa, bàn tay, nơi tập trung những dây thần kinh nhạy cảm nhất, được xem là nơi kết tinh số phận của một con người. Bàn tay không đơn thuần là một công cụ lao động của con người, càng không chỉ có ý nghĩa thẩm mỹ về hình thể, mà từ lâu nó đã trở thành nơi huyền bí khám phá về số phận con người. Và ơ phương Đông từ rất lâu và những năm gần đây ơ phương Tây có luôn một môn học Tử vi và cụ thể là qua đôi bàn tay. Vì thế, khi xem tướng ai đó để đoán biết nhân duyên hay số phận người ta thường xem tay và lòng bàn tay. Hơn thế nữa, biểu tượng bàn tay là một phương tiện của giao tiếp. Đó chính là phần ngôn ngữ không lời. Chúng ta thấy rõ ràng, mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế đều có nghi thức chào hỏi qua biểu hiện các động tác của bàn tay. Biểu tượng bàn tay thật sự trở thành một biểu tượng trong tâm thức cộng đồng. Nó trở thành biểu tượng của sự tán thành qua hành vi giơ cao nhất trí trong một cuộc họp, nó trở thành biểu tượng tán thưởng khi tất cả khán giả vỗ tay cho một nghệ sĩ thực thụ, nó trở thành biểu tượng của chính kiến khi giơ tay phát biểu, nó trở thành biểu tượng đoàn kết khi nắm tay nhau, nó trở thành biểu tượng của tình thương khi một bàn tay dắt một bàn tay qua đường hay đó là cử chỉ âu yếm của những người yêu nhau, nó trở thành biểu tượng của bạo lực khi ai đó tát vào mặt ai, nó trở thành biểu tượng của sự gian dối khi ai đó đổi trắng thay đen, tráo trở, ném đá giấu tay…. Và dù ở đâu, dù làm bất cứ việc gì, biểu tượng bàn tay vẫn luôn xuất hiện.

Còn với Xuân Quỳnh, biểu tượng bàn tay đi vào thơ bà có một đặc điểm riêng và được chia thành hệ thống. Xuân Quỳnh có một bàn tay rất lạ, mà theo như nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thì đó là bàn tay Trương Chi. Dường như có một sự mâu thuẫn lớn với gương mặt xinh đẹp, đôi mắt có hồn và sự hóm hỉnh của bà. Và nhìn vào bàn tay của Xuân Quỳnh, dường như số phận đã được báo trước. Và đôi bàn tay trở thành biểu tượng nghệ thuật chính trong thơ Xuân Quỳnh.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)