7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3.2. Sóng – Gió (Nước) – Tình yêu thiên nhiên
Và biểu tượng sóng – gió (nước) trong thơ Xuân Quỳnh còn là tình yêu thiên nhiên. Những bước đi rất khẽ, rất nhẹ, rất nhanh của thiên nhiên, nhưng bằng một trái tim nhạy cảm, Xuân Quỳnh đã thâu tóm được:
“Mang gió nồng nắng lửa” (Tháng Năm)
“Trời chuyển gió phải chăng hồ mềm yếu”
(Trời trở rét)
“Nghe gió mạnh về xô” (Mái phố)
“Tiếng sóng vỗ dưới chân thành phố”
(Thành phố lạ)
“Ngọn gió đầu mùa thổi mạnh”
Dù đó là sóng, gió hay nước – tất cả hình ảnh thiên nhiên đó vừa là vẻ đẹp, nhưng nó lại mang nét không ổn định, hay thay đổi, điều đó cũng nói lên cảm xúc thất thường và bất ổn của nhà thơ vậy.
Biểu tượng sóng - gió (nước) xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh 167 lần và nó gắn với tình yêu đôi lứa và tình yêu thiên nhiên. Sóng – gió (nước) dù là những bất thường, bất ổn của thiên nhiên, nhưng nó vẫn gắn bó và trường tồn cùng con người bao đời nay. Dù muốn hay không con người vẫn phải chấp nhận và thích nghi với nó. Và Xuân Quỳnh, một nữ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, bà yêu thiết tha thiên nhiên, nhưng chính tâm hồn nhạy cảm đó cũng giúp Xuân Quỳnh đón nhận đầu tiên những cơn giông bão của cuộc đời. Như những con sóng, tình yêu luôn thường trực trong trái tim bé nhỏ của Xuân Quỳnh, những nhịp đập trái tim khác thường là vẻ đẹp trong tâm hồn của nữ sĩ. Và nghệ thuật muôn đời nay vẫn dành những sáng tác rất hay cho biểu tượng sóng - gió (nước).
Cùng viết về biểu tượng sóng nhưng Thâm Tâm nói về tiếng sóng lòng của người thanh niên ra đi thực hiện chí lớn:
“Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?” (Tống biệt hành)
Hay cùng là biểu tượng gió, và cùng thể hiện tình yêu đôi lứa, nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ có cách nói riêng:
“Mây em bay lượn Gió anh bao la”
(Anh có tốt không?)
Và tình yêu thiên nhiên thể hiện qua biểu tượng nghệ thuật gió, chúng ta cũng thấy nó xuất hiện trong thơ Lâm Thị Mĩ Dạ:
“Thả mây cho gió Thả xanh cho cỏ”
(Tôi về với tôi)
Và nhà thơ Vi Thùy Linh cũng khắc tả điều này, để nói lên tâm trạng của nhân vật trữ tình em:
“Nơi em ở là phía ngày nắng tất Nỗi buồn nhiều như gió
…
Gió vẫn thổi, buồn phiền không mất nổi” (Từ phía ngày nắng tắt – Vi Thùy Linh)
Hay nhà thơ “điện trong cõi mộng” Bùi Giáng cũng thật thẳng thắn nói về gió, đó như là một thái độ của nhà thơ với cuộc đời vậy:
“Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa”
(Mắt buồn)
Và Đỗ Trung Quân cũng có câu thơ rất sống động, miêu tả sự biến chuyển của thiên nhiên:
“Như cơn giông ập tới
Đã như sóng xô bờ, sóng lại ngược ra khơi”
(Không phải tơ trời, không phải sương mai)
Gió còn là biểu tượng trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn đàn anh của thể loại tùy bút ấy đã viết rằng:
“Dáng ai như tôi đi qua cánh đồng Thu nhặt lại mình trên ngọn gió”
(Cỏ chim sẻ và châu chấu)