Bàn ta y Tình yêu thiên nhiên

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 52 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.4. Bàn ta y Tình yêu thiên nhiên

Bàn tay cũng là nơi thể hiện những cung bậc cảm xúc, là nơi nhận ra những thay đổi tinh tế của thời tiết:

Ngọn gió lạnh khô làm cóng bàn tay

(Gió Bắc gió Nam)

Và Xuân Quỳnh, một hồn thơ nhạy cảm ấy, bà không những yêu đời, yêu người mà yêu tha thiết thiên nhiên và tình ấy vun trồng qua những mầm xanh:

Cây xanh nhờ những bàn tay

Rõ ràng, biểu tượng bàn tay xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh với một tần suất đậm đặc (100 lần) và nó được chia thành hệ thống và đặc điểm riêng. Biểu tượng bàn tay gắn với gia đình, tình yêu đôi lứa, trách nhiệm công dân và tình yêu thiên nhiên. Dường như nhân vật trữ tình đã hóa thân thành nữ thần có nghìn tay. Xuân Quỳnh đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau từ cuộc đời chung đến cuộc đời riêng và dù có ở vị trí nào đi nữa, bà cũng thể hiện thái độ ân cần, nhiệt thành bằng tất cả tấm lòng của mình. Xuân Quỳnh đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ vĩ đại. Nếu tác phẩm Bóng đènhà văn Đỗ Hoàng Diệu đã khắc tạc đậm nét hình ảnh bàn tay với những khát khao cuộc sống ái ân, táo bạo chủ động, đậm chất phồn thực, vượt qua mọi rào cản của tôn giáo. Bàn tay ấy biểu tượng cho sự thức tỉnh, muốn được giải phóng của người phụ nữ nghiêng hẳn về mặt trần thế thì biểu tượng bàn tay trong thơ Xuân Quỳnh có thêm phần ý vị, lãng mạn, trữ tình và đậm chất nhân văn. Biểu tượng bàn tay ấy chính là tỏa sáng của vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn. Còn nếu Phan Thị Thanh Nhàn, viết về bàn tay:

Hè tay làm làn gió Quạt cho anh giấc nồng Đông – ngón như tia nắng Tay nhen lên bếp hồng”

(Bàn tay)

thì nó vẫn chưa đậm nét, ân cần, nhiệt thành và đa dạng như biểu tượng bàn tay trong thơ Xuân Quỳnh.

Và trong âm nhạc, bài hát Đôi bàn tay, Bàn tay mẹ,…mới thật sự lột tả được những thông điệp qua biểu tượng nghệ thuật bàn tay xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh.

Và khác với Xuân Quỳnh, bàn tay là tiếng nói của người phụ nữ, Thâm Tâm đã nói đến biểu tượng bàn tay như là tâm huyết, chí hướng của đấng nam nhi:

“Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ Chí lớn chưa về bàn tay không

Ba năm mẹ già cũng đừng mong”

(Tống biệt hành)

2.1.2. Trái tim

Tim (Coeur - tiếng Pháp, heart - tiếng Anh) - “Cơ quan trung ương của cơ thể con người, ứng hợp một cách rất tổng quát với khái niệm tâm, trung tâm. Nếu phương Tây biến trái tim thành nơi chứa đựng tình cảm, thì tất cả các nền văn minh cổ truyền, ngược lại, đều coi đây là nơi trú ngụ của trí thông minh và năng lực trực giác, có thể là bởi vì trung tâm của nhân cách con người đã chuyển dịch từ trí tuệ tính sang hiệu dụng tính. Nhưng chẳng phải Pascal đã nói rằng những tư tưởng lớn đến từ trái tim? Cũng cần nói thêm rằng trong nền văn hóa cổ truyền, tri thức, nhận thức có một hàm nghĩa rất rộng, trong đó không loại trừ những giá trị cảm xúc” [27; Tim – 921].

Tim có chức năng trí tuệ, vận động, khai triển và thu bóp của vũ trụ, là chủ nhân của hơi thở, trung tâm của sự sống, của ý chí, của trí khôn, biểu trưng cho con người bên trong.

Cùng với bàn tay, trái tim là một trong những bộ phận quan trọng của con người, người ta có thể không tay mà sống, nhưng không thể sống mà không tim. Trái tim được xem như bộ phận không nhìn thấy được, nhưng cảm được. Máu chảy về tim, và tim quyết định nhịp thở, sự sống của con người. Khi một người vĩnh biệt cuộc đời, cũng chính là lúc họ trút hơi thở cuối cùng. Một con người đúng nghĩa, cần lắm một khẩu hiệu: Một cái đầu lạnh, một trái tim nóng, đôi bàn tay làm, đôi chân đi, đôi mắt nhìn đời và đôi tai lắng nghe. Chính vì thế biểu tượng trái tim trở nên rất quen thuộc trong tâm thức của cộng đồng. Những nghĩa cử, cao đẹp, từ thiện được biểu tượng bằng trái tim. Hay để kết nối con người lại với nhau chính nhờ sức mạnh của những trái tim. Hoặc những người yêu nhau, người ta vẫn thường bảo nhau “tri âm, tri kỷ”, cùng nhịp đập, cùng hơi thở, cùng suy nghĩ của những trái tim đồng điệu. Và “Những người sống không biết yêu là những người đến chết vẫn chưa được sống”.

Biểu tượng trái tim đã từ lâu trở thành linh hồn của các tác phẩm nghệ thuật. Từ văn học dân gian đến văn học viết. Từ văn học cổ chí kim. Đặc biệt, biểu tượng trái tim ĐanKô soi sáng, mở đường, dâng hiến trở thành một biểu tượng tiêu biểu của văn học.

Đến với thơ Xuân Quỳnh, một phụ nữ nhạy cảm. Trái tim của Xuân Quỳnh đập những nhịp đập khác thường, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, những lo toan, trăn trở, những biến động dù nhỏ nhất, tinh tế nhất, nhà thơ cũng cảm nhận đầu tiên. Trái tim ấy nhạy cảm quá, nhưng lại bao la to lớn, nó như bao trùm cả vũ trụ vậy. Xuân Quỳnh không những sống cho chính mình mà luôn nghĩ cho người khác. Một trái tim không đáy và đập những nhịp đập vì đời, vì người.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)