7. Cấu trúc của luận văn
2.1.4.2. Tiếng – Tình yêu thiên nhiên
Biểu tượng tiếng trong thơ Xuân Quỳnh biểu hiện tình yêu thiên nhiên, cảnh vật và động vật.
Đó là tiếng sóng vỗ khi Xuân Quỳnh đặt chân đến một vùng đất mới: “Tiếng sóng vỗ dưới chân thành phố”
(Thành phố lạ)
Hay là tiếng hát, tiếng mưa, tiếng thuyền, tiếng bánh xe khi đất trời vào xuân:
“Tiếng mưa trên cánh hoa Tiếng thuyền ra biển rộng” (Lịch mới)
“Cây lúa ven cầu và tiếng hát trong hầm Tất cả lặng im chỉ nghe tiếng bánh xe”
(Những năm ấy)
Là âm thanh của những chú chim: “Nghe ríu rít tiếng chim buổi sáng
(Những năm ấy)
“Tiếng thì thầm lan mãi đến xa xôi
Nghe tiếng chim đêm, tôi chạm vào tảng đá” (Đêm trở về)
“Tiếng chim rồi cũng hết”
(Ngôi nhà ở lại)
Và còn nữa, tiếng con tàu vang gọi: “Tiếng con tàu đang gọi”
(Đêm cuối năm)
“Vừa thoáng tiếng con tàu”
(Sân ga chiều em đi)
Hoặc
“Ga đã vỡ tiếng còi tàu day dứt” (Nỗi buồn anh)
Và thêm nữa
“Nghe tiếng con tàu em không thể hiểu”
(Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)
Âm thanh của gió, Xuân Quỳnh cũng ghi vào trang thơ: “Trong tiếng gió gọi hoài không ngớt”
(Đêm trăng trên Đất Mũi)
Hay đó là những âm thanh của con vật khác đời thường, gần gũi nhưng sôi động biết bao:
“Tiếng gà trưa Và tiếng gà cục tác”
(Tiếng gà trưa)
“Rào rào tiếng những bầy ong Chuyên cần là tiếng cái tằm nhả tơ” (Lời ru trên mặt đất)
“Tôi nghe tiếng rì rào trong kẽ lá
Tiếng mùa xuân đang chuyển nhựa lên cành”
(Ý nghĩa về thành phố lúc vào xuân)
“Tiếng ve nào còn sót trong lùm cây”
(Hoa dại núi Hoàng Liên)
“Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa”
(Mùa hạ)
“Cho trẻ nghe tiếng hót Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây”
(Chuyện cổ tích về loài người)
Trong bức tranh của cuộc sống, những âm thanh của thiên nhiên: cảnh vật , động vật, thực vật,…hòa vào. Con người như lắng lòng lại và tìm trong ta những kí ức, những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn. Chính nhờ những âm thanh này mà cuộc sống sôi động hơn, đa thanh hơn.