Đa giọng điệu

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 130 - 140)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.2. Đa giọng điệu

1T

Các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh được khắc tả qua giọng kể chuyện, dùng từ để kể và dùng từ xưng hô. Và đó còn là giọng hát ru, mang dấu ấn rất riêng của Xuân Quỳnh. Tất cả tạo cho bài thơ uyển chuyển, tự nhiên, lôi cuốn và sinh động:

- Giọng kể chuyện, dùng từ để kể: +“Em sẽ Ukể Uanh nghe

Chuyện con thuyền và biển:”

(Thuyền và biển)

- Mệnh đề nếu …thì

+“UNếuUtừ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió

(Thuyền và biển)

1T

- Dấu câu: dấu ba chấm (…), dấu ngăn cách (-), dấu chấm than (!), dấu hai chấm (:)

+“Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa…còn xa”

(Thuyền và biển)

+ “Hoa trắng, trời cao, gió mát Một ngôi nhà giữa vườn xanh…”

(Không bao giờ là cuối)

+“Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau - rạn vỡ”

(Thuyền và biển)

+ “Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em…” (Chỉ có sóng và em)

+ Anh, dòng thơ nổi gió… Mà em người đời thường”

(Anh)

+ “Hoa trắng, trời cao, gió mát Một ngôi nhà giữa vườn xanh…” (Không bao giờ là cuối)

+Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục…cục tác cục ta”

Có tiếng bà vẫn mắng: -Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt!” (Tiếng gà trưa)

+ “Dãy nhà Kim Liên – mỗi viên gạch lát Một niềm vui ta dựng mỗi căn phòng” (Lòng yêu thủ đô)

Có thể nói trong văn học dân gian, ta bắt gặp giọng hát ru của bà với cháu, mẹ với con, chị với em, nhưng Xuân Quỳnh rất táo bạo, vợ ru chồng. Đây chính là cách tân trong biểu tượng nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, nó thể hiện sự ân cần, tỉ mỉ, sự quan tâm rất sâu sắc của vợ đối với chồng:

Anh không ngủ được anh ư? Để em mở quạt quấn mành lên cho Lặng sao cái gió mặt hồ

Ghét sao cái nóng đầu mùa đã ghê!

Anh không ngủ được anh yêu?

Nghe chi con lũ đang chiều nước dâng

Ngủ đi, em khép cửa phòng Để em lên gác em trông xem vào

Hình như lửa đã tắt rồi

Gió không thổi nữa anh ơi yên lòng

Khuya rồi anh hãy ngủ đi Để em trở dậy em che bớt đèn

Ngủ đi anh, hãy ngủ đi..”

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

3.2.2. Gợi, nén

1T

Xuân Quỳnh gợi mở bằng cách đặt ra những câu hỏi mang tính quy luật của thiên, vũ trụ, của cuộc sống đời thường. Tất cả bắt đầu từ sự tò mò, nghi vấn của tác giả từ những quan sát về cuộc sống - thiên nhiên - con người. Tư duy ấy thể hiện sự tò mò, giống như của những đứa trẻ mới bước vào đời cần học hỏi mọi thứ. Và khi đặt câu hỏi ra cũng là lúc có câu trả lời. Và những câu hỏi, những vấn đề Xuân

Quỳnh đặt ra, vừa mở, vừa gợi, nhưng nó có sức nén. Những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản, nhưng để trả lời nó rất phức tạp và đó chính là biểu tượng nghệ thuật. Một khái niệm biểu tượng nghệ thuật đơn giản nhưng khi giải mã được nó không hề dễ dàng chút nào. Mở mà nén. Mâu thuẫn mà thống nhất, đó chính là biểu tượng nghệ thuật. Một khái niệm này chứa đựng một khái niệm khác, một khái niệm khác chứa đựng một khái niệm khác nữa,…nó tạo người đọc cảm giác vừa hiểu và vừa không hiểu. Bởi lẽ tư duy của Xuân Quỳnh là tư duy khái quát, nên ngôn ngữ được nhà thơ dùng cũng là những từ khái quát. Nén cũng được hiểu là sức chứa của một biểu tượng nghệ thuật. Nó đa tầng, đa nghĩa. Ở đây, xin đưa một vài ví dụ tiêu biểu:

+“Vì tình yêu muôn thuở Có bao giờ đứng yên?” (Thuyền và biển)

+ “Từ nơi nào sóng lên Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu?”

(Sóng)

+ “Giữa câu chuyện có điều này đau nhói: -Đất quê mình cỏ đã mọc lên chưa?”

(Cỏ dại)

+ “À ơi…ngọn lửa ngày xưa

Mẹ nuôi dưới đất bây giờ về đâu?” (Lời ru trên mặt đất)

+ “Hết con đường đến đâu?

Dòng sông thì ra bể Bể rộng tới nơi nào? Mùa xuân sẽ về đâu Khi nơi này xuân hết…?”

+Không có chân, có cánh Mà lại gọi: con sông? Không có lá có cành Là gọi là: ngọn gió?”

(Vì sao?)

3.2.3. Ám ảnh

Các biểu tượng đôi bàn tay, trái tim, ngọn lửa, tiếng, thuyền - biển - sông, sóng - gió (nước), con tàu - sân ga, hoa - cỏ dại là những biểu tượng thuộc về Xuân Quỳnh. Tức Xuân Quỳnh tự ví mình như những biểu tượng ấy. Tất cả nó xuất hiện trong cuộc đời thường của Xuân Quỳnh. Và ban ngày, hay ban đêm, nó cũng song hành, đeo bám,…và đến một độ chín của nó, tất cả những ám ảnh đó cần được giải phóng ra ngoài, hay nói cách khác đó là sự thăng hoa. Những giây phút xuất thần, các biểu tượng tuôn ra một cách tự nhiên, trôi chảy, không gượng ép. “Xuất khẩu thành chương” chính là trường hợp của Xuân Quỳnh. Nói ám ảnh là một trong những cách tân của biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh như đã khảo sát là vì tần số xuất hiện rất đậm đặc, chúng liên tục và thường xuyên, tạo nên dấu ấn riêng không lẫn với các biểu tượng nghệ thuật của các văn nghệ sĩ khác.

Ám ảnh đã được Xuân Quỳnh giải phóng bằng những vần thơ, và qua phép điệp cấu trúc, điệp ngữ, kết cấu vòng tròn…

- Điệp ngữ:

+ “Tay cắm hoa, tay để treo tranh Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc”

(Bàn tay em)

+Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả

Mùa thu vào hoa cúc”

(Thơ tình cuối mùa thu)

Tiếng ngàn năm của những đêm hội chèo Tiếng người xưa nói với nhau”

(Những năm tháng không yên)

- Kết cấu vòng tròn:

+ “Gia tài em chỉ có bàn tay Em trao tặng cho anh từ ngày ấy

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ

Em trao anh cùng với cuộc đời em(Bàn tay em)

- Điệp cấu trúc:

+ “Hoa cúc xanh có hay là không có ….

Hoa cúc xanh có hay là không có

Hoa cúc xanh có hay là không có”

(Hoa cúc xanh)

Các biểu tượng nghệ thuật càng được khắc sâu và in đậm trong nhưng sáng tác của bà cũng như dưới sự tiếp nhận của độc giả. Từ những ám ảnh của nữ sĩ, thông qua phương tiện là những vần thơ nó trở nên ám ảnh trong lòng bao độc giả, nhất là độc giả nữ, bởi lẽ, dường như bất cứ người phụ nữ nào cũng bắt gặp mình ở trong thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh nói về mình cũng là nói hộ bao nỗi niềm của bao người con gái. Thơ Xuân Quỳnh sống được cũng nhờ lẽ đó.

Và có thể khẳng định một lần nữa, ở phương diện truyền thống, yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, cũng như việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, nhưng yếu tố chủ quan là quyết định. Đồng thời, các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh chúng ta thấy có xuất hiện trong thơ của các tác giả khác, nhưng các biểu tượng nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh có đặc điểm riêng, đó chính là ở phương diện

cách tân mà chúng tôi đã làm rõ ở phần bên trên. Đồng thời chúng cũng có những hệ thống và đặc điểm như đã trình bày ở chương 2.

Cội nguồn hay nguồn gốc của những biểu tượng nghệ thuật bao gồm cả hai mặt truyền thống và cách tân. Một biểu tượng nghệ thuật được hình thành là kết tinh của cả cái cũ và cái mới. Đó cũng là lý do, cái riêng và cái chung, cái cá thể và cái tập thể mà chúng ta thấy xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh nó hợp với văn hóa người Việt.

KẾT LUẬN

Biểu tượng nghệ thuật trong văn học nói chung (thơ ca nói riêng) và cụ thể trong thơ Xuân Quỳnh như đã trình bày ở trên chính là kết tinh, hội tụ của tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan. Thơ của Xuân Quỳnh đến với trái tim bạn đọc và đọng lại cũng nhờ những biểu tượng ấy. “Nữ Hoàng thơ Tình yêu” đã ra đi, nhưng những gì còn lại mà bà đã sống và cháy hết mình với con người, cuộc đời còn mãi với thời gian. Và liệu có ai đó thay thế vị trí ấy trên văn đàn Việt Nam? Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa, tính cách - số phận và những thông điệp của nhà thơ cứ luôn ám ảnh trong lòng bao độc giả. Và đúng, chính Xuân Quỳnh tạo ra các biểu tượng nghệ thuật thì thật là xứng đáng khi Xuân Quỳnh đã trở thành một biểu tượng thật sự trong lòng độc giả bao thế hệ. Như một quy luật tự nhiên, biểu tượng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Chính Xuân Quỳnh góp phần tạo nên văn hóa, tạo nên một đời sống tâm linh, tín ngưỡng, là động lực cũng như là mục tiêu giúp con người vươn lên, sống tốt, đặc biệt là tình yêu đôi lứa và trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc. Nghiên cứu nghệ thuật ở góc độ biểu tượng nghệ thuật, nó không hề đơn giản, nó là sự kết hợp của trí tuệ cá nhân và trí tuệ dân tộc. Đồng thời, chính biểu tượng nghệ thuật sẽ rút ngắn thời gian và tạo sự kết nối của tất cả mọi người trên thế giới. Do đó, việc tiếp cận một tác phẩm thông qua giải mã các biểu tượng nghệ thuật là một phương pháp hữu hiệu.

Và có thể khẳng định thêm, các biểu tượng đơn và các biểu tượng kép trong thơ Xuân Quỳnh kết hợp, bổ sung, hội tụ,…tạo ra một bức tranh phong phú và toàn vẹn về cuộc sống. Sắc màu của cảm xúc, của thiên nhiên, cảnh vật, con người,…đã được Xuân Quỳnh nhìn bằng cặp mắt của một thi sĩ nhạy cảm rất riêng, rất độc đáo, ấy vậy mà chúng không hề cô độc mà lại gắn vào cái chung, cái tâm thế của cả cộng đồng. Chính vì thế sức sống của những biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh phi thường đến thế.

Hành trình hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh bằng sự kế thừa những gì truyền thống đã lưu giữ và đồng thời Xuân Quỳnh đã sáng tạo, cách tân thành những biểu tượng nghệ thuật rất độc đáo, đó là những đóng góp to

lớn của chị trên văn đàn Việt Nam. Bởi lẽ, đúng như Nam Cao khẳng định: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chỉ chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”(Đời thừa). Người ta sẽ không thể nhầm lẫn Xuân Quỳnh với bất cứ nhà thơ nào khác, bởi lẽ Xuân Quỳnh đã thật sự sở hữu một phong cách nghệ thuật đặc sắc cho riêng mình và các biểu tượng nghệ thuật là minh chứng cho điều đó. Và như đã trình bày, thì yếu tố chủ quan là quyết định, chính nó tạo nên sự khác biệt giữ Xuân Quỳnh và các nghệ sĩ khác. Tư chất nghệ sĩ vốn được trời ban là điều tự nhiên, tất yếu và Xuân Quỳnh đã may mắn sở hữu nó.

Thế giới – con người – tình yêu – hôn nhân - gia đình – giới tính - giáo dục – nghệ thuật – văn hóa,… chân lý cuộc sống, chân lý khoa học; vâng, tất cả các vấn đề đó đã được hé mở sau hành trình tìm hiểu về biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. Mỗi người trong chúng ta khi đọc thơ Xuân Quỳnh sẽ luôn thấy mình trong đó, Xuân Quỳnh đã nói hộ dùm cho con người những cảm xúc. Cuộc sống có những quy luật riêng của nó, thời gian thì cứ trôi, kiếp nhân sinh cứ thế mà tuần hoàn,…nhưng thông điệp về tình yêu người, yêu cảnh vật, yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời sẽ là động lực thôi thúc chúng ta sống tốt. Hãy sống một cuộc đời ý nghĩa, một cuộc đời thật sự. Lắng và cảm, nghe đâu đây âm hưởng của đất trời, mới thấy hết được rằng làm con người là một điều tuyệt diệu nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Có một bản nhạc giao hưởng mang tên Xuân Quỳnh và mỗi khi những ca từ của bản nhạc ấy ngân lên, người ta không thể không nghe, nó tự nhiên quá, chân thực quá, gần gũi quá, giản dị quá, sâu sắc quá, bay bổng quá,…nó khiến chúng ta say sưa, nửa mê, nửa tỉnh, như thực, như mơ….hòa vào dòng chảy khắc nghiệt của thời gian. Nghệ thuật nhờ vậy mà đẹp hơn bao giờ hết và thơ ca mãi mãi vẫn là món ăn tinh thần của tất cả mọi người. Những giá trị Chân – Thiện – Mỹ vẫn mãi trường tồn trong lòng văn hóa Việt, và các biểu tượng nghệ thuật chính là biểu hiện sinh động cho điều đó.

Chân lý khoa học và chân lý cuộc sống mà người viết đặt câu hỏi ở phần đầu, đến đây đã dần sáng tỏ. Và theo nhịp chảy của thời gian, nhận thức và cảm xúc của người viết cũng như của độc giả có thể dần thay đổi theo; điều đó đồng nghĩa với việc thơ của Xuân Quỳnh sẽ luôn luôn tái sinh trong tiếp nhận của người đọc. Và hy vọng rằng “Xuân Quỳnh – Không bao giờ là cuối” đối với tất cả chúng ta.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 130 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)