Ngọn lử a Tổ quốc

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 61 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.2. Ngọn lử a Tổ quốc

Lửa của khói, của bụi, của đạn, của ánh đèn, lửa của thời tiết…lửa nhiệt thành của tình yêu Tổ quốc tất cả được Xuân Quỳnh ghi dấu ấn lại.

Qua bao ngày lửa đạn

(Đêm cuối năm)

Hay

Làm ánh lửa giữa rừng khuya phía trước”

(Thương về ngày trước)

Lửa, một biểu tượng thực, nhưng nó cũng là biểu tượng tượng trưng cho lòng căm thù giặc. Ngọn lửa của quân thù cháy trên quê hương, kẻ thù muốn thiêu đốt tinh thần con người Việt Nam, nhưng người thanh niên Xuân Quỳnh rất tỉnh táo để nhận ra kẻ thù mà viết rằng:

Trong lửa đạn những ngày chống Mỹ”

Và Việt Nam ngày ấy, ngọn lửa có mặt khắp nơi, bao nhiêu cảnh tan hoang, tàn cháy:

Là khi châm lửa đốt nhà, tản cư …..

Cây rừng ngã cây rừng lửa cháy …..

Như ngọn lửa ngàn năm trong bếp lửa ….

Mới về nhiều tên lửa dưới hàng cây”

(Những năm tháng không yên)

Và khắp dải đất miền Trung thân yêu cũng là ánh lửa: “Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa

….

Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa” (Gió Lào cát trắng)

Nhưng tình yêu quê hương có thể bền vững bởi lẽ nhờ niềm tin, nó luôn ở trong tim những con người Việt Nam mà Xuân Quỳnh là người nói hộ tiếng lòng ấy:

“Bao dặm đường bao chặng lửa

Những đèn vui lửa sáng của muôn nhà”

(Gửi mẹ)

Hay

À ơi….ngọn lửa ngày xưa

Lửa hôm nay đã trong màu cờ bay”

(Lời ru trên mặt đất)

(Chuồn chuồn báo bão)

Nắng như màu lửa cháy”

(Gửi lại thành phố nắng)

“Như ngọn lửa bùng lên rực rỡ”

(Không đề III)

Sức lan tỏa và khí nóng hừng hực của những ngày chống Mỹ cứu nước sôi sục độc giả hoàn toàn cảm nhận được qua những vần thơ của Xuân Quỳnh.

Biểu tượng ngọn lửa xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh 47 lần, nó gắn liền với sinh hoạt đời thường và tổ quốc.

Chúng ta có thể liên hệ thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Cành mấy trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xây ngô tối

Xây hết lò thang, lửa rực hồng”

(Chiều tối)

Tư thế của người chiến sĩ cách mạng, ung dung, vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh, lạc quan, chủ động và luôn hướng đến tương lai là những gì đẹp nhất mà thơ Xuân Quỳnh đã bắt gặp và đồng điệu cùng những vần thơ của Bác.

Hay trong tác phẩm Rừng xà nucủa Nguyễn Trung Thành, ngọn đuốc làm từ nhựa cây xà nu đã xuất hiện trong sinh hoạt đời thường và xuất hiện trong những ngày dân làng xà nu nổi dậy và chiến đấu với kẻ thù. Ngọn lửa hôm nào bọn giặc đốt trên tay người chiến sĩ kiên trung Tnú đã trở thành biểu tượng của lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngọn lửa soi sáng, mở đường cho đấu tranh dân tộc.

2.1.4. Tiếng

Tiếng (language – tiếng Anh) hay nói cách khác là âm thanh, ngôn ngữ bằng lời. Và chúng ta đều biết vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng. Tiếng là dấu hiện để phân biệt con người với động vật, phân biệt giữa các loài vật (chó, mèo, chim, vịt, sư tử,…), phận biệt giữa các đồ vật (xe máy, máy bay, ô tô, tàu,…), phân biệt giữa người này và người khác. Tiếng hay ngôn ngữ chính là biểu hiện quan

trọng nhất trong lịch sử hình thành con người. Chính trong quá trình lao động mà ngôn ngữ được hoàn thiện. Con người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ. Chính nó là chất kết dính mọi người với nhau. Nó giúp còn người hiểu nhau, giải quyết những xung đột, va chạm với nhau. Và “ngôn ngữ là võ vật chất của tư duy” nên nó chính là phương tiện chuyên chở mọi suy nghĩ cảm xúc, tư tưởng, quan điểm của con người. Đồng thời qua giọng nói, ít nhiều người ta có thể biết được tâm tính của một con người. Tiếng mang trong nó những giọng điệu khác nhau, mà tùy theo tâm trạng, mà người ta thể hiện phù hợp. Tiếng to, nhỏ, vang, trầm, bỗng hay thấp,..thể hiện được khí chất của một người. Những ca sĩ, những MC hay những nhà diễn thuyết buộc họ có chất giọng tự nhiên, đồng thời phải luyện tập thường xuyên để ngày càng trôi chảy và hay hơn.

Tiếng hát (chant – tiếng Pháp, singing – tiếng Anh) - “Hát ca là biểu tượng của diễn ngôn nối kết sức mạnh sáng tạo thế giới với vật tạo, chừng nào vật tạo ấy thừa nhận sự phụ thuộc của mình vào đấng sáng tạo, biểu lộ niềm vui, lòng ngưỡng mộ hay sự nguyện cầu. Đó là hơi thở của vật hòa hợp với hơi thở của đấng sáng tạo. Hát ca là hình thức biểu đạt bình thường của file, nhà thơ – thầy bói thực hiện thiên chức của mình” [27; Tiếng hát – tr.918]

Tiếng thét (cri – tiếng Pháp, cream – tiếng Anh)- “Trong pháp luật cổ Ailen, tiếng thét có giá trị như là một hành động phản kháng hợp pháp. Nhưng để được là như thế, nó phải đáp ứng những điều kiện về không gian và thời gian được quy định nói chung với một độ chính xác lớn.

Tiếng thét trong chiến trận biểu thị sự giận dữ sát phạt của thần linh, cũng như tiếng thét đau khổ biểu thị sự phản kháng của con người, tiếng thét vui sướng biểu thị sự sung mãn tràn trề của sự sống” [27; Tiếng vang –tr.919]

Tiếng vang (Écho – tiếng Pháp, echo – tiếng Ạnh) - “Người Maya coi Tiếng vang là một trong những biểu hiện của con Báo (Jaguar), vị thần của Âm ty. Do đó, tiếng vang được gắn với núi và dã thú, đặc biệt là với con heo vòi và với những tiếng trống gọi tập hợp” [27; Tiếng vang – tr.919]

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)