Trái tim Đất nước

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 57 - 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.3. Trái tim Đất nước

Xuân Quỳnh sinh ra trong một thời đại mà cả dân tộc Việt Nam đang chống lại kẻ thù mạnh nhất thế giới là đế quốc Mỹ. Trách nhiệm công dân, cái chung được đề cao hơn cả. Và là một tri thức trẻ tuổi, Xuân Quỳnh cũng hòa vào dòng người ra trận. Đi để mở đường trên mọi địa hình, đi để xây dựng trên từng góc phố,….là hậu phương hay tiền phương thì những người thanh niên Thủ đô cũng một lòng Nam tiến, tất cả vì một sự nghiệp cách mạng chung: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chỉ nghe tiếng trái tim mình đập

(Những năm ấy)

Hay

Gởi nhịp của trái tim”

(Con tàu)

Trái tim đập giữa mênh mông đất trời ….

Nhịp tim nung cùng với nhịp tàu”

(Hát với con tàu)

Một niềm tự hào, kiêu hãnh đối với quê hương xứ sở: “Vịnh này vịnh của con tim

(Tình ca trong lòng vịnh)

Hay

Từ trái tim em cất cao tiếng hát”

(Về đại hội)

Tình yêu Tổ quốc với Xuân Quỳnh và những con người yêu nước thời ấy là dâng hiến, là hy sinh cả con tim, cả cuộc đời cho sự nghiệp chung:

Rút tủy trong xương, rút máu trong tim” (Sáng tạo)

Và bên đồng đội, những con người đồng điệu, niềm tin chiến thắng luôn dâng trào:

Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu”

(Khát vọng)

Và có lẽ, cũng chính thủ đô, quê nhà của Xuân Quỳnh là động lực thôi thúc bước chân của chị:

Nhịp trái tim dồn theo tiếng bánh xe quay”

(Lòng yêu thủ đô)

Hòa vào trái tim những con người yêu nước vĩ đại ấy của dân tộc Việt Nam trong thời điểm ấy, có hàng loạt các sáng tác khác được ra đời. Tất cả như những tiếng trống thôi thúc bước chân bao thế hệ, và tất cả như “Hịch tướng sĩ thời chống Mỹ” làm ấm lòng người thanh niên ra trận. Đó là các nhà thơ tiêu biểu như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Dương Hương Ly, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Tố Hữu, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trung Thành…

Ở đây, trái tim của Xuân Quỳnh hòa vào nhịp đập chung của thời đại. Lời thề với non sông, tổ quốc, lời thề với tổ tiên…là sức mạnh giúp những trái tim khỏe,

giàu năng lượng bình tĩnh trước kẻ thù. Lòng yêu quê hương đất nước, căm thù giặc sâu sắc, tự hào về dân tộc, dũng cảm đối mặt với kẻ thù,…là những biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng, tất cả vì một nền hòa bình chung. Tính dân tộc, tính nhân dân và tính quốc tế được thể hiện đậm nét ở đây.

Biểu tượng trái tim được xuất hiện 45 lần, ít hơn so với các biểu tượng khác, tuy nhiên chúng cũng hình thành hệ thống và có những đặc điểm riêng. Biểu tượng trái tim gắn với gia đình, tình yêu đôi lứa và đất nước.

Trong âm nhạc, chúng ta thấy các bài hát với biểu tượng trái tim xuất hiện rất nhiều, mà nghệ sĩ Bằng Kiều đã thể hiện rất thành công như Trái tim bên lề, Trái tim không ngủ yên,hay nghệ sĩ Céline Dion đã thể hiện chân thật qua bài hát

My heart will go ontrong bộ phim lãng mạn của tình yêu Titanic.

2.1.3. Ngọn lửa

Ngọn lửa (feu - tiếng Pháp, fire - tiếng Anh) -Trong tất cả các truyền thuyết, ngọn lửa là biểu tượng cho sự tẩy uế, sự tỏa sáng và tình yêu theo nghĩa tinh thần. Ngọn lửa là hình ảnh của tinh thần và của sự siêu việt, linh hồn của lửa.

Theo nghĩa xấu và đen tối, ngọn lửa làm cho đồi bại, gây chia rẽ, bất hòa: đó là hơi thở cháy bỏng của sự nổi loạn, mẩu củi cháy dở dày vò của sự thèm muốn, lò than hồng thiêu hủy của sự dâm ô, tiếng nổ giết người của quả lửu đạn” [27; Ngón tay cái – tr.644]

Biểu tượng ngọn lửa trong tâm thức người con người từ lâu là biểu tượng của sự sống. Lần theo dấu chân trong tiến trình lịch sử văn minh nhân loại, phát hiện ra lửa là phát hiện sớm nhất và vĩ đại nhất. Nếu ban ngày ánh mặt trời chiếm lĩnh cả vũ trụ thì khi đêm đến, ánh sáng của mặt trăng không đủ soi chiếu đến những ngõ ngách sâu kín, ngọn lửa thể hiện vai trò của nó. Lửa giúp nấu chín thức ăn, soi sáng, đồng thời sưởi ấm. Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại được thay thế bằng những ánh đèn điện sáng rực thì sự xuất hiện ngọn lửa trên bàn thờ tổ tiên hay trong dịp sinh nhật, tỏ tình của những đôi trai gái hay bắn pháo bông ngày vui,…làm cho những khoảnh khắc của cuộc sống trở nên thiêng liêng, vĩnh cửu và thi vị hóa hơn. Vì thế, trong tâm thức của tập thể, ngọn lửa chiếm một vị trí quan trọng.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)