7. Cấu trúc của luận văn
1.1.2.4. Sự khác nhau cơ bản giữa biểu tượng nghệ thuật trong thơ và biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi.
biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi.
Với đặc trưng về thể loại, biểu tượng nghệ thuật trong thơ(tác phẩm trữ tình nói chung) và biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi(tác phẩm tự sự nói chung) có sự khác nhau cơ bản.
Ở thơ ca, thế giới chủ quan của con người - cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu. Nhân vật trữ tình trong thơ ca thường có giọng điệu, cảm xúc cụ thể trong cách cảm, cách nghĩ. Và với dung lượng ngắn, ít ỏi, thơ ca có sức nén, nên các biểu tượng nghệ thuật xuất hiện trong thơ có tính đa nghĩa, ấn tượng. Đó như những ngòi nổ, lấp lánh, làm nên sự sống cho bài thơ. Tính chất động, tĩnh tạo nên những ý nghĩa, sắc thái phong phú bởi nhịp điệu của bài thơ. Một bài thơ có thể là vĩnh cửu nếu nhà thơ nắm bắt và thăng hoa bằng một biểu tượng. Biểu tượng nghệ thuật trong thơ mang tính quyết định. Chủ đề, tư tưởng, thông điệp được dệt nên từ đó. Nhắc đến biểu tượng Lá diêu bông - Hoàng Cầm, biểu tượng Sóng – Xuân Quỳnh, biểu tượng Bếp lửa – Bằng Việt, …chúng ta đều hiểu và cảm được.
Ở văn xuôi, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhân vật có đường đi và số phận của chúng. Thường thể hiện tính cách nhận vật qua đối thoại và độc thoại, những mâu thuẫn, xung đột, tình huống. Nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi thường có ngoại hình, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể. Với dung lượng dài, dày, các biểu tượng nghệ thuật xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi có thể nhiều hơn một và nó góp phần cùng với các phương tiện nghệ thuật khác (nhân vật, cách đặt tác phẩm, kết cấu tác phẩm, ngôn ngữ, giọng điệu,…) làm nên chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, nhưng khác với tác phẩm thơ ca, nó không mang tính chất quyết định. Biểu tượng Bến quê của Nguyễn Minh Châu bản thân nó đã góp một phần nói lên chủ đề của tác phẩm, nhưng để thật thấu đáo và toàn diện, chúng ta phải xét các khía cạnh khác của tác phẩm văn học.