Hoa – Cỏ dại – Trần trụ i Mạnh mẽ

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 88 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.2. Hoa – Cỏ dại – Trần trụ i Mạnh mẽ

Đối lập với các biểu tượng trên, biểu tượng hoa – cỏ dại trong thơ Xuân Quỳnh mang thêm một nét khác biệt đó là trần trụi và mạnh mẽ. Hoa – cỏ dại như quy luật tự nhiên tự sinh, tự diệt, sức sống và sức dẻo dai của nó là không gì có thể hủy diệt được:

Trên những cành phượng đỏ Trong những đầm sen nở Cỏ dại không người che”

(Tháng Năm)

“Trong ác liệt bỗng biết ơn màu cỏ

Những làng hoa hương thoáng xa gần

Vườn hoa trẻ như thuở mười sáu tuổi …..

Cỏ làm bớt hoang tàn ….

Cỏ làm bớt thương đâu”

(Em có đem gì theo đâu)

Hay

Cỏ dại quen nắng mưa ….

Cỏ thường ngập trước

Cỏ mọc đầu tiên

Khi tôi bước giữa một vùng cỏ dại

Cứ dường hào rẽ cỏ mà đi

Anh bỗng nghĩ đến một vùng cỏ dại ….

Anh nhận thấy trước tiên là cỏ

Đất quê mình cỏ đã mọc lên chưa

Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ” (Cỏ dại)

Không dừng ở đó, ngọn cỏ trong thơ Xuân Quỳnh có một sức sống mãnh liệt ngay cả trong lửa đạn:

“Nơi bom dội không còn ngọn cỏ Cát sa mạc trở về cùng cây cỏ Hoa sấu rụng trên trái nhà đã cũ

Mẫu đơn dại mọc quay quần thay cỏ Người quên đi, cây cỏ khô cằn Tiếng nói khác và cỏ cây cũng khác

(Những năm tháng không yên)

Và tâm hồn bay bổng, phiêu lưu của Xuân Quỳnh cũng gởi cùng hoa, tất cả như muốn hòa cùng thiên nhiên, đất trời:

Gió chiều xưa hoa cỏ trắng bên đồi

Mùa hoa rừng, những tiếng ong bay

Màu mua tím, một khoảng trời thương nhớ

Mùa hoa chiều thương nhớ được nhân hai”

Hoa – cỏ dại, cũng giống như con người, dù thời chiến hay thời bình nó vẫn vươn mình và sinh tồn. Hàng loạt câu thơ liệt kê ở trên là minh chứng cho sức trường tồn của hoa – cỏ dại. Cũng là các biểu tượng hoa ấy, nhưng nó không chỉ kiêu hãnh mà nó còn trần trụi, nó không chỉ mỏng manh mà còn mạnh mẽ. Biểu tượng nghệ thuật hoa – cỏ dại cũng chính là vẻ đẹp trong tính cách của Xuân Quỳnh.

Biểu tượng hoa – cỏ dại trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện 142 lần và nó gắn với hình ảnh của sự kiêu sa, nhưng mỏng manh và đồng thời lại mang một nét tương phản là trần trụi và mạnh mẽ.

Hữu xạ tự nhiên hương”, nhưng đóa hoa – cỏ dại mang tên Quỳnh luôn ở tư thế chủ động tỏa hương, bởi là bà ý thức được cuộc đời ngắn ngủi, và mỗi chúng ta chỉ sống một lần trong đời. Quan niệm sống “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt - Còn hơn le lói suốt trăm năm”(Xuân Diệu) rất đúng với Xuân Quỳnh. Và dù có cố muốn trở thành một loài cỏ dại trường tồn với thời gian thì số phận khắc nghiệt đã biến đóa hoa Quỳnh đầy sắc đầy hương sớm từ giã cuộc đời. Nhưng may mắn thay, hương thơm của đóa Quỳnh ngày nào vẫn còn vương vấn đâu đây. Và dám chắc rằng nó vẫn ngào ngạt trong lòng bao độc giả, những ai biết yêu và quý cái Đẹp, nhất là vẻ đẹp tâm hồn.

Trên văn đàn, chúng ta thấy, biểu tượng hoa nhắc đến nhiều, tuy nhiên, các tác giả nhắc hoa một cách chung chung và nếu là cụ thể thì đó là những bông hoa rất quen thuộc như:

Tôi thả một bông hoa Bông hoa trôi”

(Trôi – Văn Cao) Hay

Bóc đi nỗi nhớ mùa Đến mùa hoa vẫn nở Có một bông hồng đỏ

(Bóc đi nỗi nhớ mùa –Nguyễn Trọng Tạo) Hoặc

Mong manh nhất không phải tơ trời

Không phải nụ hồng”

(Không phải tơ trời, không phải sương mai –Đỗ Trung Quân) Và

Vườn thức một mùi hoa đi vắng Em vẫn đây mà em ở đâu”

(Bóng chữ - Lê Đạt)

Khác với ca dao – dân ca, thơ trung đại các biểu tượng mai – lan – cúc - trúc trong thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi,…đậm chất ước lệ, biểu tượng hoa – cỏ dại trong thơ Xuân Quỳnh là những chất liệu thực và cụ thể.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)