7. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Thuyền Biển (Sông)
Thuyền (barque – tiếng Pháp, boat – tiếng Anh) - “Là biểu tượng của cuộc hành trình, cuộc vượt qua do người sống hoặc người chết thực hiện” [27; Thuyền – tr.910]
Nó vừa chứa sức mạnh thần kì, vừa chỉ hoạt động ma quái, vừa biểu tượng của sự an toàn.
Sông (fleuve – Tiếng Pháp, river – tiếng Anh) hay dòng nước chảy đồng thời “là biểu tượng của khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển của mọi dạng thể ( F. Schoun) của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mới. Dòng chảy là dòng của sự sống và sự chết. Ta có thể xem xét kỹ hoặc là sự chảy xuôi dòng ra đại dương, sự ngược dòng hay là sự vượt qua dòng từ bờ này sang bờ khác” [27, Sông – tr.829]
Trong tác phẩm Tây Du Kí, thầy trò Đường Tam Tạng đã vượt qua rất nhiều chướng ngại vật, và địa hình sông – biển là một trong những thử thách đó. Con đường đến với chân kinh không hề dễ dàng, từ đầu câu truyện đến kết thúc câu truyện, tác giả đã khéo léo để cho Đường Tăng và các môn đệ gặp nạn tại các dòng sông (Gặp SaTăng đầu câu chuyện, gặp Bạch Long Mã tại biển Đông Hải, kinh Phật bị chìm và ướt ở cuối truyện,…). Giống như dòng chảy của dòng sông, những bước đi của thầy trò Đường Tăng cứ diễn ra, và dù có bao nhiêu gào cản, cuối cùng họ cũng đi đến đích. Chính nghị lực và tâm trong sáng, sự đoàn kết và dìu dắt của Phật Tổ, mà con đường đi đến Chân kinh dẫu có xa nghìn trùng, nhưng cuối cùng cũng đã về đích.
Biểu tượng sang sông còn là biểu tượng kết duyên của đôi nam nữ. Huyền thoại về Nàng Chức Nữ qua sông Ngân Hà để gặp Ngưu Lang vào thu phân trở thành một nghi lễ theo mùa nguyên mẫu ở nhiều nơi ở phương Đông.
Dòng sông, còn gợi lên sự tôn kính và sợ hãi. Người ta thờ thần sông và thực hiện các nghi lễ để cúng bái theo phong tục, tập quán của từng vùng, miền,…khác nhau khắp nơi trên thế giới. Người ta tin vào những con sông linh thiêng, những vùng nước thánh.
Biển (mer – tiếng Pháp, sea – tiếng Anh) – “Một biểu tượng của động thái sự sống. Tất cả từ biển mà ra và tất cả trở về biển: đây là nơi của những cuộc sinh đẻ, những biến thái và những tái sinh. Là nước trong sự chuyển động, biển tượng trưng cho một trạng thái quá độ giữa các khả năng còn phi hình và các thực tại đã hiện hình, cho một tình thế nước đôi tình thế bấp bênh, đầy hồ nghi, chưa quyết định và có thể kết thúc tốt hay xấu. Từ chỗ đó biển là hình tượng vừa của sự sống, vừa của sự chết.
Biển, mà nghĩa biểu trưng tổng quát tiếp nối nghĩa biểu trưng của nước và Đại dương, giữ một vai trò to lớn trong tất cả các quan niệm truyền thống của người Celtes.
Kinh Thánh chắc chắn biết ít nhiều về nghĩa biểu trưng có nguồn gốc phương Đông của nước nguyên thủy, của biển hoặc vực thẳm, đáng sợ ngay cả đối với thần linh.
Biển hình như là biểu tượng của một vật thụ tạo tự coi mình hoặc được coi là con tạo.
Đối với thần hiệp, biển tượng trưng cho thế gian và trái tim con người là nơi trú ngụ các nỗi đam mê. [27; Biển – tr.80, 81]
Biểu tượng thuyền - biển (sông) biểu hiện cho thiên nhiên và cảnh vật. Biển (sông) là do tạo hóa, nhưng cũng có thể do nhân tạo. Và biển thì chảy vào sông và mọi con sông đều đổ ra biển. Biển rộng hơn sông, và có vị mặn. Sông nhỏ hơn biển và có vị ngọt. Biển và sông giao nhau tại một vùng, mà chúng ta gọi đó là vùng nước lợ. Và biển và sông nó có lưu lượng dòng chảy của riêng nó. Và thủy triều là cách người ta đo mức độ nông sâu của các dòng sông. Cùng với núi, đồng bằng, trung du, biển và sông là những dạng địa hình cơ bản của trái đất. Biển và sông chứa lượng khoáng sản và thức ăn phong phú, là nguồn tài sản phong phú gắn bó mật thiết với mỗi con người, nên trong tâm thức của mọi người, biển và sông đều quen thuộc. Ở Việt Nam, địa hình chủ yếu là biển và sông. Miền Bắc, miền Trung gắn bó nhiều hơn với biển, còn miền Nam là sông. Và nếu ví biển và sông là trái đất thì chính thuyền là mặt trời. Thuyền là sản phẩm, phương tiện do con người chế tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, đánh bắt của con người. Và một sản phẩm nhân tạo ấy thật sự nhỏ bé khi đứng giữa bà mẹ thiên nhiên. Biển - sông, đã trở thành biểu tượng giải trí - du lịch yêu thích của tất cả mọi người. Người ta tìm đến biển - sông để tìm lại tâm hồn mình.
Biểu tượng thuyền - biển (sông) xuất hiện 169 lần trong thơ Xuân Quỳnh và song hành cùng nhau.