7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.1. Hoa – Cỏ dại – Kiêu s a Mỏng manh
Hoa – Vẻ đẹp kiêu sa, mà đóa hoa Quỳnh nhiều lần kiêu hãnh. Các loại hoa, mỗi hoa một hương, một sắc lần lượt thể hiện mình trong thơ Xuân Quỳnh:
Đầu tiên, hoa cúc – loài hoa tượng trưng cho mùa thu rực rỡ: “Em về hoa trắng dâu da
….
Bông cúc biển mùa thu nở rồi”
(Tình ca trong lòng vịnh)
Hay
“Mẫu đơn dại, mấy cành tôi vẫn nhớ”
(Khán giả của tôi)
“Mẫu đơn dại, mấy cành tôi vẫn nhớ …..
Tiếng mưa trên cánh hoa”
(Lịch mới)
Đó còn là loài hoa đặc trưng của Hà Nội:
“Phố Nguyễn Du nồng nàn hoa sữa ….
Ngọn gió Tây Hồ làm cánh hoa me rơi nhẹ”
(Em có đem gì theo đâu)
và
“Gió đường phố và mùi hương hoa sữa”
(Những năm ấy)
Trong thế giới tâm hồn của nữ sĩ, một thế giới đầy sắc màu còn xuất hiện các loài hoa hương sắc khác như:
“Hoa còi trắng chuyển vàng sang tháng chín ….
Vị cúc tần thơm giữa vùng quê bình dị”
(Một vùng cửa sông)
“Bây giờ mùa hoa doi ….
Anh có nghe hoa rơi”
(Mùa hoa doi)
“Một mùi hương hoa lý” (Chiến hào)
“Mưa to thế chắc sông tràn bờ cỏ ….
Hoa sen hồng mặt nước thì trong” (Không đề (I))
“Tiếng ai hát bên kia đồi cọ trắng ….
Hoa lau bay, dốc vắng, khói chiều xanh ….
Hoa sở trắng, sim, mua đầy thung lũng”
(Trung du)
“Mùi hương thơm tự trong lòng của hoa ….
Cái hoa bận đỏ, cái hồ bận xanh”
(Lời ru trên mặt đất)
“Mùi hương thơm tự trong lòng của hoa ….
Cái hoa bận đỏ, cái hồ bận xanh”
(Lời ru trên mặt đất)
“Hoa chuối rừng, ớt núi sẻ chia nhau …..
…
Loài hoa nhỏ tầm thường như cỏ”
(Miền đất ấy)
“Thoảng mùi hương hoa lý”
(Trưa hè)
“Bao giờ cây kinh giới ra hoa”
(Ngày mai trời còn mưa)
“Những bông hoa nho nhỏ …
Mùa hoa ngâu ấy nở ….
Như ngâu vàng vẫn nở ….
Hoa ngâu ở nơi nào”
(Bao giờ ngâu nở hoa)
Chúng ta thấy biểu tượng hoa – cỏ dại xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh lúc thì được nhà thơ nhắc chung, lúc thì được cụ thể thành những hoa như hoa cúc, hoa kính giới, mẫu đơn, hoa còi, hoa ngâu, hoa me, hoa doi, hoa sữa, hoa lý, hoa chuối,…những loài hoa có lúc được người ta trồng để trang trí, có lúc chỉ là những bông hoa ven đường, những đầy kiêu hãnh. Đặc biệt, Xuân Quỳnh nhắc đến biểu tượng hoa cúc rất nhiều lần, bởi lẽ hoa cúc màu vàng và là màu đặc trưng của mùa thu, cũng chính là mùa Xuân Quỳnh sinh ra đời. Sắc vàng của cúc chính là sắc màu của cuộc sống. Hơn nữa, biểu tượng hoa cúc đại diện cho vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện.Và cần thấy rằng, dù là hoa nào đi chăng nữa, những bông hoa trong thơ Xuân Quỳnh luôn có hương, có sắc riêng. Và đặc những bông hoa bên cạnh hình ảnh cỏ dại là vì thực tế cỏ, hoa luôn song hành và tô điểm cho nhau. Và cũng cần thấy rằng, hoa vốn kiêu sa, nhưng mỏng manh, dễ vỡ, sớm nở, sớm tàn – đó vốn là quy luật chung của các loài hoa.