Tài năng nghệ thuật

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 116 - 121)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.2.Tài năng nghệ thuật

Tài năng nghệ thuật chính là cái khiếu, khả năng bẩm sinh về văn chương của người nghệ sĩ. Không phải ai cũng có được khả năng ấy. Tài năng nghệ thuật có thể bộc lộ ở nhà văn rất sớm: Tố Hữu, Trần Đăng Khoa (5,6 tuổi), Victor Hugo (11 tuổi nổi tiếng), hoặc ở tuổi thanh niên: Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên (15, 16 tuổi), cũng có khi ngoài 20 tuổi : Nguyễn Tuân (30 tuổi), Hồ Chí Minh (ngoài 30

tuổi). Tài năng ấy không chỉ được phát hiện mà còn phải được mài giũa để nó được phát huy tốt nhất.

Tuốc – ghê - nhép từng nói: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác” hay một ý kiến khác: “Một nhà văn có tài luôn để lại dấu ấn riêng trên từng trang viết” thì là nói về cái Tài của một nhà văn có phong cách nghệ thuật. Hay nhà văn Nguyễn Khải cũng nói: “Cái Tài là quyết định hết thảy” và Phạm Văn Đồng khẳng định: “Tôi nghĩ chúng ta hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt này, lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà không có tài có khiếu, thì khó khăn lắm. Làm các nghề khác, không có tài cũng có thể làm được việc…Nếu không có tài năng gì đặc biệt, thì anh nên làm việc khác, chứ làm văn nghệ khổ lắm”. Có thể thấy rằng, đã làm công việc nghệ thuật thì yếu tố tài năng là bắt buộc phải có. Và muốn tạo được cho mình một vị trí, một chỗ đứng không nhầm lẫn với bất kì ai khác thì cái Tài ấy phải xuất chúng. Bởi như nhà văn Nguyễn Khải nói, nó quyết định tất cả. Khi các yếu tố gia đình, quê hương, thời đại, vốn sống, vốn hiểu biết, phương diện tinh thần tạo cho bên trong nhà văn những nét riêng trong phong cách của nhà văn thì chúng phải được thể hiện ra bên ngoài bằng những thủ pháp nghệ thuật. Cách thể hiện ấy có mới lạ không, có thú vị không, có làm người đọc ngưỡng mộ không, có thu hút sự chú ý của công chúng không …đó là do cái Tài của nhà văn vậy. Mà đâu chỉ thể hiện trong một tác phẩm mà người nghệ sĩ luôn luôn sử dụng những sở trường, những sở thích của mình trong hàng loạt tác phẩm. Chúng không rập khuôn, chúng biến hóa linh hoạt, nhưng vẫn là chính họ, người đọc vẫn nhận ra họ. Bởi lẽ phong cách là cái luôn vận động và hoàn thiện dần theo thời gian.

Cái Tài không chỉ thể hiện ở hình thức tác phẩm, mà nó còn là cách nhìn, cách nghĩ, quan điểm, tư tưởng của nhà văn được biểu hiện qua nội dung tác phẩm. Như chúng ta đã biết, yêu cầu của phong cách nghệ thuật là phải tạo ra cái mới, mà cái mới ấy phải có giá trị thẩm mỹ. Cái Tài sẽ giúp nhà văn làm được điều đó. Một cái nhìn sâu sắc, một cái nghĩ thấu đáo, một quan niệm tiến bộ, một phát hiện đầy sáng tạo,… được tạo ra bởi những con người có tài. Và cũng lưu ý rằng, người có

phong cách không phải vì họ lạ, họ khác thường mà vì họ tự tạo cho mình dấu ấn độc đáo, nó hay, nó đẹp và nó có ý nghĩa với cuộc sống này.

Có thể kết luận rằng, cái Tài trong văn chương là cái Tài cả hai mặt nội dung lẫn hình thức. Vì thế, Macxim Gorki từng phát biểu rằng: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan - của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”.

Phong cách và người sở hữu nó là những tài năng kiệt xuất. Khi nói về những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách của một nhà văn tuyệt nhiên ta không thể không xét đến yếu tố này [40; tr.19 - 20]

Và tương tự, phương diện tinh thần ảnh hưởng đến việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. Tài năng nghệ thuật biểu hiện ở phương diện nội dung đó chính là tiếng nói cá nhân của một “Nữ Hoàng thơ Tình yêu”. Tình yêu là chủ đề muôn thuở và gắn với con người, nhưng chỉ khi nó đến với Xuân Quỳnh thì tình yêu mới thật sự đúng nghĩa của nó. Một tiếng yêu trong sáng, sâu sắc, táo bạo, hồn nhiên, dự cảm, lo lắng, mãnh liệt, say mê…đầy đủ mọi cung bậc của nó. Tiếng nói nữ quyền thật sự được tỏa sáng trong văn đàn Việt Nam qua hiện tượng tiêu biểu là Xuân Quỳnh. Bên cạnh đó, còn là tiếng lòng của một công dân yêu làng, yêu nước, yêu thiên nhiên tha thiết, cháy bỏng. Tình yêu quê hương đất nước là đề tài muôn thuở, kế thừa cha ông ta nghìn năm văn hiến, đó là hình tượng Lý Thường Kiệt,Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Hồ Chí Minh,… nhưng phần lớn thường gắn với các bậc nam nhi, và thật mới mẻ và đáng ca ngợi khi Xuân Quỳnh nhận lấy trách nhiệm ấy thuộc về nữ giới. Và tình yêu quê hương to lớn ấy, được Xuân Quỳnh cụ thể hóa qua những việc làm đơn giản, nhỏ nhoi cuộc đời thường yêu mẹ, yêu con, yêu anh, yêu đồng chí, yêu thiên nhiên,…Và tất cả điều đó đã được minh chứng qua các biểu tượng nghệ thuật mang đậm dấu ấn sáng tạo của nữ sĩ. Có một kết luận rằng: “Thiên tài 1% là thiên bẩm và 99% là rèn luyện”. Và Xuân Quỳnh may mắn được sở hữu được 1% đó, tuy

nhiên 99% được Xuân Quỳnh kế thừa một cách trọn vẹn từ cả một không gian nghệ thuật rộng lớn từ xa xưa ông cha để lại đến thời đại Xuân Quỳnh sống. Xuân Quỳnh còn được biết đến trong việc có sở trường trong nhiều đề tài (tình yêu đôi lứa, thiên nhiên, quê hương đất nước, thiếu nhi). Những đề tài này trong văn đàn Việt Nam cũng được các nghệ sĩ quan tâm rất nhiều, từ âm nhạc, điện ảnh, hội họa, điêu khắc,…nó gần gũi, gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta.

Về phương diện hình thức, Xuân Quỳnh cũng tiếp thu vận dụng các các phương tiện nghệ thuật của thơ ca như: nhân hóa, so sánh, từ chỉ số lượng, từ láy…

-Từ chỉ số lượng (xác định hoặc không xác định) + “UMộtUtiếng cười khanh khách

Từ phòng múa vọng sang”

(Ghét)

+ “UChỉ cóUbiển mới hiểu ….

UChỉ cóUbiển mới biết

Biển Uchỉ cònU sóng gió”

(Thuyền và biển)

+“UChỉ vuiUlà những quán hàng hoa

(Trời trở rét)

+ “Tiếng gà trưa

Mang Ubao nhiêuUhạnh phúc”

(Tiếng gà trưa)

+ “Cây nhờ xanh UnhữngU bàn tay Phố dài in dấu Ubao ngàyUbuồn vui”

(Lai lịch một tình yêu)

-Từ láy

+ “Một tiếng cười Ukhanh khách Từ phòng múa vọng sang”

(Ghét)

+ “Cả đất trời Uquay quay …..

Tiếng đàn anh Uluyến luyếnU

….

Vằng vặc ánh trăng đêm” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ghét)

+ “UDữ dộiUvà dịu êm UỒn àoUUlặng lẽU

(Sóng)

- So sánh

+ “Những đêm trăng hiền từ Biển UnhưUcô gái nhỏ”

(Thuyền và biển)

+ “UNhưUbiển kia dẫu rộng(Sóng)

+ “Theo những con tàu cập bến các vì sao UNhưUlòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng”

(Khát vọng)

- Nhân hóa

+ “Thuyền nghe lời biển khơi

Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi Biển vẫn xa…còn xa

Biển ồ ạt xô thuyền” (Thuyền và biển)

+ “Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đên không ngủ được”

(Sóng)

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 116 - 121)